So ky 1 thang 2 - page 10

12
TRIỂN VỌNG KINH TẾ - TÀI CHÍNH VIỆT NAM NĂM 2017
Thứ nhất,
mô hình tăng trưởng hiện nay chủ yếu
dựa vào gia tăng các yếu tố đầu vào đang mang lại
tốc độ tăng trưởng kinh tế ngày càng thấp. Tốc độ
tăng trưởng dựa vào những ngành tận dụng lao
động giá rẻ và khai thác tài nguyên, do đó khi giá lao
động tăng và tài nguyên ngày càng cạn kiệt, lợi ích
đầu tư của các ngành đó giảm dẫn đến tình trạng suy
giảm tăng trưởng.
Thứ hai,
vai trò và đóng góp của tri thức, vốn con
người và đổi mới sáng tạo trong mô hình hiện nay còn
khiêm tốn, chưa thể hiện khả năng chuyển đổi từ tăng
trưởng chiều rộng sang kết hợp với chiều sâu trong
đó phát huy vai trò của tri thức, vốn con người và đổi
mới sáng tạo trong tăng trưởng. Đóng góp của năng
suất các yếu tố tổng hợp (TFP) và chất lượng lao động
trong tăng năng suất lao động giai đoạn 2000-2012 của
Việt Nam rất thấp, khoảng 7%, thấp hơn nhiều so với
các nước trong khu vực, kể cả Campuchia.
Thứ ba,
mô hình tăng trưởng hiện nay có hiệu quả
thấp, năng suất thấp và năng lực cạnh tranh thấp dẫn
đến sự lãng phí nguồn lực, tăng trưởng dưới mức
tiềm năng và thiếu bền vững. Hiệu quả sử dụng của
hầu hết các yếu tố đầu vào, đặc biệt là vốn, đất đai,
tài nguyên, lao động còn rất thấp, chưa thấy dấu
hiệu được cải thiện theo thời gian. Năng suất lao
động, năng suất vốn, năng suất yếu tố tổng hợp có
gia tăng nhưng còn thấp, so với các nước trong khu
vực. Hình 3 cho thấy, ở Việt Nam, mức đóng góp của
TFP cho tăng trưởng còn thấp, thậm chí còn ở mức
âm, thể hiện tính không hiệu quả trong việc sử dụng
các nguồn lực. Đóng góp của TFP cho tăng trưởng
giai đoạn 2001-2005 là 11,9%, giai đoạn 2006-2010 là -
4,6% và giai đoạn 2011-2015 là 28,9%.
Thứ tư,
mô hình tăng trưởng hiện nay chưa tạo ra
được cơ chế vận hành hay động lực để biến lợi thế
cạnh tranh tĩnh thành lợi thế cạnh tranh động, do đó
ĐỔI MỚI MÔHÌNHTĂNGTRƯỞNG
ĐỂ PHÁT TRIỂNNHANHVÀ BỀNVỮNG
TS. ĐẶNG THỊ THU HOÀI
- Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương
Yêu cầu đổi mới mô hình tăng trưởng xuất phát từ những hạn chế của mô hình tăng trưởng thời
gian qua cùng với những thay đổi của bối cảnh mới. Bài báo tập trung phân tích về yêu cầu đổi
mới mô hình tăng trưởng, từ đó nêu ra các định hướng đổi mới và một số nhóm giải pháp chủ yếu
thúc đẩy đổi mới mô hình tăng trưởng trong giai đoạn tới.
Từ khóa: Tăng trưởng, mô hình tăng trưởng, kinh tế, phát triển.
Ngày nhận bài: 2/1/2017
Ngày chuyển phản biện: 2/1/2017
Ngày nhận phản biện: 5/1/2017
Ngày chấp nhận đăng: 6/1/2017
The requirement for renovating growth
model originated from limitations in the
past growth models and changes of the new
situation. The article focuses on analyzing
the renovation of growth model to identify
orientation for the renovation process and
group of solutions to strengthen the renovation
of growth model for the coming period.
Keyword: Growth, growth model, economic,
development
Yêu cầu đổi mới mô hình tăng trưởng
Đại hội Đảng lần thứ XI đã đưa ra chủ trương
đổi mới mô hình tăng trưởng gắn với tái cơ cấu kinh
tế, hướng đến mô hình tăng trưởng chất lượng hơn,
năng suất cao hơn và gắn với tăng sức cạnh tranh
của nền kinh tế. Đại hội Đảng lần thứ XII tiếp tục
xác định đổi mới mô hình tăng trưởng là một trong
những nhiệm vụ trọng tâm của giai đoạn 2016-2020.
Sau những thành tựu trong hơn 30 năm đổi mới,
tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam có xu hướng
giảm dần, chất lượng tăng trưởng chậm được cải
thiện, năng suất lao động và sức cạnh tranh của nền
kinh tế còn thấp... Trước thực tế đó, cần tiếp tục đổi
mới mô hình tăng trưởng nếu muốn phát triển nhanh
và bền vững:
1,2,3,4,5,6,7,8,9 11,12,13,14,15,16,17,18,19,20,...66
Powered by FlippingBook