So ky 1 thang 2 - page 11

TÀI CHÍNH -
Tháng 2/2017
13
thiếu tính bền vững. Mô hình hiện nay mới chỉ khai
thác lợi thế cạnh tranh tĩnh (như lao động giản đơn,
đất đai, khí hậu, tài nguyên, cảnh quan thiên nhiên),
khả năng tận dụng những lợi thế đó để tạo ra lợi thế
động theo thời gian hầu như không có do đó khó có
thể bền vững theo thời gian. Mô hình tăng trưởng đó
dẫn đến tình trạng mặc dù sản xuất ngày càng nhiều
giá trị gia tăng mang lại cho mỗi sản xuất tăng thêm
ngày càng ít. Nếu năm 2000, tỷ trọng giá trị gia tăng/
giá trị sản xuất của nền kinh tế là 41,4% thì tỷ trọng
này nãm 2012 chỉ còn 32,7%.
Thứ năm,
mô hình tăng trưởng có dấu hiệu mất
cân đối giữa tốc độ tăng trưởng kinh tế và chất lượng
tăng trưởng, môi trường, xã hội. Tăng trưởng kinh tế
đang kéo theo tốc độ suy thoái môi trường tự nhiên
một cách nhanh chóng, tài nguyên thiên nhiên ngày
càng bị khai thác cạn kiệt, ô nhiễm môi trường sinh
thái ngày càng trầm trọng không những suy giảm
chất lượng sống mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến tốc
độ tăng trưởng trong tương lai.
Mô hình tăng trưởng hiện nay dẫn đến gia tăng
bất bình đẳng, tính “bao trùm” của tăng trưởng có
xu hướng giảm dần. Hệ số co giãn việc làm với tốc
độ tăng trưởng kinh tế đang giảm dần (Hình 4). Việc
làm có thu nhập phù hợp ngày càng ít, chủ yếu vẫn
là việc làm nông nghiệp và phi chính thức, tương ứng
chiếm khoảng 46,5% và 32,2% tổng số việc làm trong
nền kinh tế. Bất bình đẳng về cơ hội, thể hiện trong
bất bình đẳng trong tiếp cận giáo dục và y tế có chất
lượng vẫn còn cao.
Thứ sáu,
bối cảnh hiện nay có nhiều thay đổi
làm cho mô hình tăng trưởng theo chiều rộng đã
không thể phát huy được tác dụng cao như trước
đây. Biến đổi khí hậu có ảnh hưởng mạnh đến
nước ta, đặc biệt đối với phát triển nông nghiệp, do
đó yêu cầu đặt ra là cần phát triển theo chiều sâu,
nâng cấp chuỗi giá trị, sản xuất nông nghiệp thông
minh và hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, dân số sắp
bước vào thời kỳ già hóa, giá lao động ngày càng
gia tăng. Mặc dù có nhiều dấu hiệu cho khả năng
quay lại của chủ nghĩa bảo hộ quốc tế, Việt Nam sẽ
vẫn hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng.
Cộng đồng kinh tế ASEAN đã thành lập với việc tự
do lưu chuyển hàng hóa, dịch vụ, tự do lưu chuyển
vốn và lao động có tay nghề; các hiệp định tự do
thương mại thế giới mới quan trọng như với EU
và TPP với những cam kết chưa từng có về quyền
người lao động, cải cách doanh nghiệp nhà nước,
đấu thầu và mua sắm công, bảo vệ sở hữu trí tuệ...
đã được ký kết, đang chờ phê chuẩn. Do đó, áp lực
bên ngoài đối với cải cách và yêu cầu nội tại kết
nối với bên ngoài, nhất là kết nối thể chế, kết nối
hạ tầng kinh tế - xã hội đang dần trở thành yêu cầu
cấp thiết. Bên cạnh đó, diễn biến mất ổn định kinh
tế, chính trị trên thế giới và trong khu vực yêu cầu
nước ta phải nhanh chóng củng cố tiềm lực kinh tế,
chủ động, sẵn sàng cho những diễn biến khó lường
trong khu vực và trên thế giới.
Thứ bảy,
ảnh hưởng của cách mạng công nghiệp
lần thứ 4 thúc giục đổi mới mô hình tăng trưởng
để đối phó với những thách thức và nguy cơ, đồng
thời tận dụng được các cơ hội. Cuộc cách mạng công
nghiệp lần thứ 4 tạo đột phá công nghệ, thay đổi cơ
bản phương thức sản xuất, có khả năng tạo ra nhiều
cơ hội để gia tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu,
khu vực và mỗi quốc gia. Tuy vậy, nhiều thách thức
cũng sẽ tạo ra. Lợi thế về lao động, nhất là lao động
chi phí thấp, lợi thế về tài nguyên sẽ giảm đáng kể;
các ngành sản xuất thâm dụng lao động, thâm dụng
tài nguyên sẽ mất lợi thế và sẽ bị thu hẹp. Tiến bộ
công nghệ sẽ gia tăng nhu cầu lao động có kỹ năng
cao, làm trầm trọng thêm khoảng cách thu nhập giữa
lao động có kỹ năng và không có kỹ năng.
Định hướng đổi mới mô hình tăng trưởng
Định hướng đổi mới mô hình tăng trưởng trong
HÌNH 1: TĂNG TRƯỞNG VÀ TĂNG NĂNG SUẤT
Nguồn: Tổng cục Thống kê và Viện Năng suất Việt Nam (2016).
HÌNH 2: ĐÓNG GÓP CỦA CÁC YẾU TỐ VÀO TĂNG NĂNG SUẤT
LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM SO VỚI CÁC NƯỚC
GIAI ĐOẠN 2000-2012
Nguồn: Vũ Minh Khương (2015)
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10 12,13,14,15,16,17,18,19,20,21,...66
Powered by FlippingBook