K2 T4 - page 60

59
TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam
- TKV (dòng tiền âm), và triệt tiêu các lợi ích không
tính được bằng tiền của dự án (như việc làm, lợi ích
môi trường, cộng đồng).
Nhìn chung những biến đổi bất lợi từ thị trường
đã làm cho ngành Than đã khó khăn lại càng khó
khăn hơn. Hiện nay, thuế xuất khẩu than của nhiều
nước là %, thuế nhập khẩu than vào Việt Nam là 0%,
than các nước bán vào Việt Nam tăng nhanh đã gây
sức ép lên thị trường tiêu thụ than trong nước. Theo
báo cáo của TKV, năm 2016 sản lượng than trong
nước sản xuất và tiêu thụ đang có xu hướng giảm.
Riêng 7 tháng đầu năm 2016, TKV chỉ sản xuất được
22,06 triệu tấn than nguyên khai, bằng 93%, tiêu thụ
được 20,25 triệu tấn than sạch, bằng 97%.
Một trong những nguyên nhân khác cũng góp phần
làm cho ngành Than khó khăn lại chồng chất khó khăn,
khi sự đầu tư của TKV vào các công ty con, các công ty
liên kết trong vài năm gần đây một cách dàn trải không
hiệu quả, gây thua lỗ hàng nghìn tỷ đồng.
Giải pháp giúp ngành Than
vượt khó, phát triển bền vững
Để có thể hóa giải những nguy cơ, vượt qua thử
thách và phát triển bền vững trong giai đoạn 2015 -
2020, ngành Than cần tập trung giải quyết các vấn đề
căn bản sau:
-
Nhà nước cần có những chính sách điều chỉnh
thuế, phí tương đương với các nước trong khu vực để
cạnh tranh giữ vững thị trường và năng lực sản xuất
cũng như để đảm bảo lợi ích hài hòa giữa nộp ngân
sách, lợi nhuận để đầu tư phát triển ngành Than. Đặc
biệt, đối với việc xuất khẩu than chất lượng cao, hiện
đã xác định được các chủng loại than trong nước chưa
dùng hết, Nhà nước cần xem xét quyết định sớm việc
cho xuất khẩu để ngành Than chủ động điều hành
sản xuất, ổn định việc làm cho người lao động, phát
huy hiệu quả hợp đồng xuất khẩu than dài hạn để
hỗ trợ doanh nghiệp ngành than vay vốn ưu đãi, có
nguồn lực tái đầu tư phát triển mỏ.
Chính phủ và các bộ, ban, ngành điều hành cung
cầu của thị trường than Việt Nam, ưu tiên sử dụng
than do trong nước sản xuất; đồng thời, sớm phê
duyệt tái cơ cấu ngành Than giai đoạn 2016-2020 theo
Quyết định 58/2016/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính
phủ cũng như đưa ra cơ chế, chính sách để ngành
Than có sức cạnh tranh trên thị trường khu vực.
-
Quản trị tài nguyên như một nguồn vốn gắn liền
với chiến lược đầu tư phát triển kinh doanh bền vững;
Nâng cao năng lực thực tiễn về khảo sát, thăm dò địa
chất đối với các vỉa than, khoáng sản rắn sâu (từ -300m
trở xuống) đối với các vùng Quảng Ninh, đồng bằng
Sông Hồng; Nhanh chóng tiếp cận và ứng dụng thực
tiễn các phương pháp phân tích số liệu địa chất bằng
mô hình hóa, tối ưu hóa với độ tin cậy cao và lập báo
cáo đánh giá trữ lượng, chất lượng than, khoáng sản
đạt tiêu chuẩn trong nước và quốc tế; Nghiên cứu thử
nghiệm “khoán” trữ lượng tài nguyên khoáng sản
trong hệ thống quản trị doanh nghiệp mỏ để nâng cao
hiệu quả quá trình quản trị, chống thất thoát, lãng phí
tài nguyên than và khoáng sản.
-
Phát triển nguồn nhân lực của ngành Than dựa
trên cơ sở triết lý kinh doanh của mô hình quản trị
hiện đại, đó là vừa tạo ra lợi nhuận, vừa phát triển
đội ngũ giai cấp công nhân mỏ trung thành, lao động
sáng tạo và có cơ hội thăng tiến.
-
Tập trung tái cơ cấu phương thức quản lý kinh
doanh của doanh nghiệp ngành Than theo nguyên
tắc tạo mọi điều kiện để các doanh nghiệp chủ động
sản xuất và kinh doanh, là cơ sở để nâng cao năng
suất lao động. Tiếp tục hoàn thiện giải pháp “xã hội
hóa” theo mô hình hợp tác công – tư, tạo ra một
thị trường huy động vốn tư nhân hiệu quả. Tiếp tục
hoàn thiện cơ chế khoán, quản trị chi phí dựa trên cơ
sở các hệ thống định mức kinh tế - kỹ thuật tiên tiến,
kết hợp với các phương pháp phân tích cơ cấu giá
thành phù hợp với các điều kiện địa chất, khai thác
khác nhau.
-
Tiếp tục đẩy mạnh đầu tư xây dựng, đầu tư
phát triển khoa học, đổi mới công nghệ, hiện đại hóa
các cơ sở sản xuất, nâng cao mức độ an toàn, bảo vệ
môi trường, đảm bảo hoàn thành kế hoạch giai đoạn
2015-2020 và định hướng phát triển đến năm 2030.
-
Duy trì và phát triển các mối quan hệ với các đối
tác nước ngoài như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc,
Nga, Úc… không chỉ là tạo ra thị trường thương mại,
mà còn là thị trường chuyển giao công nghệ và tri thức
tiên tiến, hiện đại trên phạm vi toàn cầu.
Tài liệu tham khảo:
1. Quyết định 58/2016/QĐ-TTg ngày 28/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ về
Tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước và
danh mục doanh nghiệp nhà nước thực hiện sắp xếp giải đoạn 2016-2020;
2. Đặng Thanh Hải (2015), Nhận diện những nguy cơ, thách thức tác động đến sự
phát triển bền vững của Tập đoàn giai đoạn 2015, Tập đoàn TKV;
3. Cùng ngành Than vượt khó,
/
cung-nganh-than-vuot-kho-201608221539145307.htm.
Giải pháp “xã hội hóa” trong lĩnh vực đầu tư mỏ
được đánh giá là một giải pháp đúng nếu thực
hiện theo mô hình “đối tác công - tư”, tuy nhiên
trên thực tế trong thời gianquagiải phápnày chủ
yếu được thực hiện theo hướng“tư nhân hóa”.
1...,50,51,52,53,54,55,56,57,58,59 61,62,63,64,65,66,67,68,69,70,...118
Powered by FlippingBook