K2 T4 - page 52

51
TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
đối của một số lao động thuộc diện dôi dư, Ban
lãnh đạo Tập đoàn lại chưa quyết liệt triển khai,
khiến việc cơ cấu lại tổ chức bộ máy và nhân sự
bị trì hoãn, kéo dài cho đến khi tạm dừng tái cấu
trúc. Việc phân cấp quản lý cũng diễn ra nửa vời,
chưa thực sự giao quyền tự chủ cho các đơn vị.
Chính điều đó dẫn đến sự thụ động của cấp dưới
và phá vỡ quy trình do đơn vị tư vấn xây dựng.
Nhóm nghiên cứu phỏng vấn 12 cán bộ lãnh đạo
cấp trung và cấp cơ sở trong công ty về quy trình
và phân cấp quản lý, kết quả 100% đều cho rằng
quy trình đặt ra bị phá vỡ; Mọi công việc đều phải
xin ý kiến của Tổng giám đốc và tái cấu trúc chỉ
mang tính hình thức.
- Điều chỉnh cơ cấu thể chế:
Ngay khi bắt tay vào tái cấu trúc, Tập đoàn đã
tập trung rà soát quy trình, xây dựng các biểu mẫu
văn bản thống nhất đối với từng đơn vị trong Tập
đoàn làm cơ sở giải quyết các thủ tục hành chính
và phối hợp hoạt động. Tuy nhiên, việc thực hiện
còn chưa triệt để, nên ngoài quy trình và mẫu hồ sơ
về tài chính là được thực hiện nghiêm túc, các quy
trình thủ tục và biểu mẫu văn bản hành chính khác
ít được áp dụng. Đặc biệt, Tập đoàn chưa xây dựng
được các quy chế hoạt động cho từng đơn vị cũng
như cho cả tập đoàn. Điều này dẫn đến sự lỏng lẻo
trong liên kết, phối hợp hoạt động trong tập đoàn.
- Điều chỉnh cơ cấu các nguồn lực:
Cùng với tiến trình tái cấu trúc, Ban lãnh đạo
Tập đoàn đã tập trung nghiên cứu điều chỉnh lại
cơ cấu đầu tư, chỉ tập trung đầu tư vào một số lĩnh
vực hay dự án có tính khả thi cao, một số dự án
kém hiệu quả đều tạm ngưng thực hiện. Song song
với đó là tái cơ cấu nguồn lực tài chính và xây dựng
quy trình cấp tín dụng từ công ty mẹ đến các công
ty con hay đến các dự án. Trước những khó khăn
về nguồn vốn vay và lãi suất ngân hàng ngày càng
tăng, Ban lãnh đạo Tập đoàn chủ trương hạn chế
vay vốn ngân hàng, tập trung thu hút nguồn vốn
từ ngay chính những người lao động bằng cách
chuyển nhượng cổ phần.
Nguyên nhân thất bại
trong tái cấu trúc của Tập đoàn đầu tư
Qua phỏng vấn và khảo sát thực tế, nghiên cứu
chỉ ra một số nguyên nhân chính dẫn đến sự thất
bại trong việc tái cấu trúc tại Công ty cổ phần Tập
đoàn đầu tư như sau:
-
Ban lãnh đạo Tập đoàn chưa quyết liệt trong
tái cấu trúc. Nguyên nhân chủ yếu nằm ở tư duy
của chính bản thân chủ DN. Cụ thể, tất cả các
chứng từ thanh toán dù lớn hay bé đều phải
được Tổng giám đốc duyệt chi; Các vị trí lãnh
đạo thường ưu tiên chọn người trong gia đình,
họ hàng để bổ nhiệm dù trái với ngành nghề đào
tạo, không phù hợp với tiêu chuẩn vị trí việc làm;
Do chưa đặt niềm tin vào cấp dưới nên việc phân
cấp quản lý có diễn ra nhưng chỉ mang tính chất
hình thức.
-
Tập đoàn chưa xây dựng được triết lý kinh
doanh, sứ mệnh, giá trị cốt lõi; các mục tiêu, định
hướng chiến lược, chiến lược công ty... Việc tái cấu
trúc nếu được thực hiện cũng chỉ mới tập trung vào
tái cấu trúc bộ máy. Trong khi đó, chiến lược kinh
doanh chưa rõ ràng nên tái cơ cấu các nguồn lực khó
có thể xác định trọng tâm, tái cơ cấu bộ máy và sắp
xếp lại nhân sự cũng chỉ mang tính hình thức.
-
Tập đoàn chưa đánh giá kỹ về năng lực cốt
lõi của chính mình mà trông chờ vào sự dẫn dắt
của đơn vị tư vấn. Đơn vị tư vấn chỉ là đối tác
bên ngoài, không thể biết hết hay hiểu hết về hoạt
động của Tập đoàn. Vì vậy, đơn vị tư vấn chỉ tập
trung nghiên cứu mô hình, cơ cấu tổ chức. Từ đó,
xây dựng phương án tái cấu trúc về quy trình và
cơ cấu bộ máy mà chưa đi sâu vào các nội dung
liên quan đến năng lực, tầm nhìn và chiến lược
của công ty.
-
Năng lực của Tập đoàn còn có hạn. Tái cấu
trúc khó có thể diễn ra trong một vài tháng mà kéo
dài tới hàng năm. Do đó Tập đoàn phải có tiềm
năng tài chính đủ mạnh thì mới duy trì hoạt động
tái cấu trúc trong một thời gian đủ dài, đủ cho cơ
cấu tổ chức mới ổn định và phát huy hiệu quả.
Qua nghiên cứu cho thấy, nguyên nhân chủ yếu
gây thất bại trong tái cấu trúc DN dân doanh là ở tư
duy và thiếu sự quyết tâm của chủ DN. Tái cấu trúc
muốn thành công, trước hết phải tái cấu trúc ngay
trong tư duy và nhận thức của chủ DN. Nguyên
nhân tiếp theo là lúng túng trong chiến lược hoạt
động; đánh giá không đầy đủ năng lực DN và thiếu
tiềm năng về tài chính. Có thể nói, sự thất bại trong
tái cấu trúc của một DN dân doanh điển hình nói
trên sẽ là bài học kinh nghiệm quý cho các DN khác
đang trong quá trình tái cấu trúc.
Tài liệu tham khảo
1. Chính phủ (2011), Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của
Chính phủ về đăng ký kinh doanh;
2. Chính phủ (2011), Nghị định 05/2013/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều
quy định về thủ tục hành chính của Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày
15/4/2010 về đăng ký kinh doanh;
3. Huỳnh Thanh Điền (2014), 6 bước trong tái cấu trúc DN, Báo Doanh nhân
Sài gòn Online;
4. Đinh Việt (2014), Tái cấu trúc DN - một yếu tố khách quan.
1...,42,43,44,45,46,47,48,49,50,51 53,54,55,56,57,58,59,60,61,62,...118
Powered by FlippingBook