K2 T4 - page 55

TÀI CHÍNH -
Tháng 4/2017
54
Một là,
rào cản trong xây dựng chính sách. Hoạch
định chính sách trước những tác động của cuộc cách
mạng công nghiệp 4.0 là thách thức phổ biến với
hầu hết các quốc gia, không chỉ riêng Việt Nam.
Hai yếu tố quan trọng trong cuộc cách mạng công
nghiệp lần này là internet và công nghệ số cho phép
tạo ra những giá trị số hóa, phương thức giao dịch
chưa từng có trong lịch sử (chẳng hạn như quản lý
như thế nào đối với tiền điện tử Bitcoin, dịch vụ
vận chuyển Uber…). Thực tế này cho thấy, chính
sách và pháp luật đã không theo kịp với sự phát
triển của công nghệ. Những tài sản “mới” xuất
hiện giờ đây không thể được quản lý theo phương
thức truyền thống mà cần có những chính sách và
hành lang pháp lý mới. Nếu các khuôn khổ pháp lý
không hoàn thiện và không thể bắt kịp với sự phát
triển nhanh của công nghệ số nói riêng và cuộc cách
mạng công nghiệp 4.0 nói chung, thì sẽ ảnh hưởng
đến sự sáng tạo và phát triển của cộng đồng DN.
Hai là,
nhận thức và sự quan tâm của cộng đồng
DN về cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 còn hạn chế.
Một khảo sát mới đây được thực hiện với 2.000 DN
thuộc Hiệp hội DNVVV Hà Nội cho thấy, có đến
79% DN trong số này trả lời chưa chuẩn bị cho cuộc
cách mạng công nghiệp 4.0; 55% DN cho biết đang
tìm hiểu, nghiên cứu, 19% DN đã xây dựng kế hoạch,
và chỉ có 12% DN đang triển khai các biện pháp ứng
phó. Đối với các DN không quan tâm đến cuộc cách
mạng 4.0, 67% DN cho biết, họ không thấy liên quan
và ảnh hưởng nhiều đến DN; 56% cho rằng lĩnh vực
hoạt động của DN không bị tác động nhiều; 76% DN
cho rằng chưa hiểu rõ bản chất cuộc cách mạng công
nghiệp 4.0. Trong khi đó, có đến 54% khẳng định
“chưa có nhu cầu quan tâm”. Kết quả này phần nào
khẳng định, nhận thức và sự quan tâm của cộng đồng
Một số rào cản
từ cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4.0
Theo nhận định của Công ty ReedTradex (Thái
Lan), việc áp dụng thành tựu của cuộc cách mạng
công nghiệp 4.0 sẽ giúp doanh nghiệp (DN) sản xuất
công nghiệp của Việt Nam giảm 3,6% chi phí hoạt
động và tăng hiệu suất 4,1% trong một năm. Quan
trọng hơn, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là xu
hướng phát triển dựa trên nền tảng số hóa và kết nối,
có quy mô tác động mạnh mẽ tới mọi mặt của đời
sống kinh tế - xã hội, làm thay đổi phương thức và
lực lượng sản xuất trong tương lai, có thể giúp Việt
Nam đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại
hóa. Tuy nhiên, Việt Nam hiện cũng đang phải đối
mặt với không ít rào cản, cụ thể:
Cơhộivàtháchthứccủadoanhnghiệp
trước cuộc cáchmạng công nghiệp 4.0
ThS. Bùi Thị Quỳnh Trang
- Đại học Thương mại
Mô hình tăng trưởng của Việt Namđã bộc lộ nhiều điểmhạn chế và cuộc cáchmạng công nghiệp 4.0 làmột
động lực lớn để Việt Namthay đổi, bứt phá, thực hiện chuyển đổi mô hình tăng trưởng. Cuộc cáchmạng công
nghiệp 4.0 cũng sẽ là cơ hội quý để Việt Namphải tận dụng nắmbắt, đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa,
hiện đại hóa, hướng tới mục tiêu xây dựng đất nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Trong đó, doanh nghiệp
là nhân tố chính hưởng lợi từ cuộc cáchmạng này phải là đối tượng tiên phong.
Từ khóa: Cách mạng công nghiệp 4.0, công nghệ thông tin, doanh nghiệp
Vietnam’s growth model has revealed
many shortcomings and the Fourth industrial
revolution is a great motivator for Vietnam
to change, break through and transform
its growth model.The Fourthindustrial
revolution will also be a valuable opportunity
for Vietnam to take advantage of accelerating
industrialization and modernization, aiming
to build a modern industrial country. The
enterprise - the main factor benefiting from
this revolution must be the pioneer.
Keywords: The Fourthindustrial revolution, infor-
mation technology, enterprise
1...,45,46,47,48,49,50,51,52,53,54 56,57,58,59,60,61,62,63,64,65,...118
Powered by FlippingBook