K2 T4 - page 56

55
TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
DN vẫn còn hạn chế. Thực tế khảo sát, thămdò của tác
giả cũng cho thấy, nhiều DN vẫn chưa hiểu cuộc cách
mạng này sẽ tác động như thế nào đến họ.
Ba là,
rào cản về đầu tư hạ tầng và ứng dụng công
nghệ thông tin. Trong những năm qua, dù cộng đồng
DN đã nỗ lực đầu tư hạ tầng và ứng dụng công nghệ
thông tin vào hoạt động sản xuất kinh doanh, song thực
tế vẫn chưa được như kỳ vọng. Khảo sát năm 2016 của
Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin tại các
DN xuất nhập khẩu cho thấy, mới chỉ có 32% DN đã
thiết lập quan hệ kinh doanh với đối tác nước ngoài qua
kênh trực tuyến, 11% tham gia các sàn thương mại điện
tử và 49% có website (Báo cáo chỉ số thương mại điện
tử 2017, Bộ Công Thương). Về mặt hạ tầng công nghệ,
hiện chỉ có các ngân hàng có tiềm lực tài chính và tiên
phong trong đầu tư cơ sở hạ tầng và ứng dụng mạnh
mẽ công nghệ tin. Trong khi đó, phần lớn các DN có
quy mô vừa và nhỏ nên chưa thực sự quan tâm.
Bốn là,
chủ thể tham gia cuộc cách mạng công
nghiệp 4.0; Cộng đồng DN là một trong những chủ
thể quan trọng tham gia và quyết định sự thành công.
Tuy nhiên, đa phần các DN của Việt Nam hiện có quy
mô nhỏ và vừa, nền tảng quản trị, tài chính và công
nghệ yếu.
Tận dụng được cơ hội
từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
Về mặt chính sách, cuộc cách mạng công nghiệp
4.0 sẽ tạo cơ hội chưa từng thấy cho kinh tế Việt Nam
nói chung và cộng đồng DN nói riêng, nhưng cũng
đòi hỏi Chính phủ phải thay đổi nhiều chính sách để
thành công. Theo đó, Chính phủ phải tạo hành lang
pháp lý để DN, start-up công nghệ phát triển, đồng
thời hỗ trợ DN truyền thống phát triển mạnh hơn.
Các quy định của pháp luật và các cơ chế chính sách
cũng cần được sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện để đảm
bảo tạo môi trường pháp lý, kinh doanh, thuận lợi,
bình đẳng cho ứng dụng cho công nghệ, đẩy mạnh
phát triển hạ tầng…
Về tuyên truyền nhận thức, cần tăng cường nhận
thức cho toàn xã hội, đặc biệt là cộng đồng DN về xu
hướng tất yếu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Mới đây, Chính phủ đã yêu cầu các câp, các ngành,
trưc hêt là Bọ Khoa hoc và Công nghẹ, Bọ Thông tin
và Truyên thông, các co quan báo chí, ban thân các tạp
đoàn, tông công ty phai làm tôt công tác truyên thông,
tang cưng nhạn thưc đê toàn xã họi và cộng đồng
DN hiêu vê thơi co, thách thưc cua cách mạng công
nghiệp 4.0. Rõ ràng, cách mạng công nghiệp 4.0 không
phải là việc của riêng Chính phủ mà là của toàn xã hội,
đặc biệt là DN bất cứ quy mô nào.
Về đào tạo nguồn nhân lực, Việt Nam có thể tận
dụng được cơ hội từ cuộc cách mạng công nghiệp lần
thứ 4 thông qua việc thay đổi cách tiếp cận giáo dục,
phát triển năng lực sáng tạo và kỹ năng khởi nghiệp
của người học; hỗ trợ sự liên kết hợp tác thuận lợi giữa
các cơ sở đào tạo chuyên nghiệp và DN để cung cấp
một môi trường thực hành cao giúp người học tiếp cận
các xu thế phát triển cũng như đáp ứng yêu cầu công
việc sau tốt nghiệp.
Về công tác nghiên cứu và phát triển, Việt Nam
cũng cần đầu tư nghiên cứu, tiếp cận nhanh hơn nữa
với xu hướng khoa học công nghệ trong các lĩnh vực
như vật liệu mới, năng lượng mới, kỹ thuật số, công
nghệ thông tin, tự động hóa và trí tuệ nhận tạo, công
nghệ sinh học… Việt Nam cần có chiến lược để xây
dựng bằng được các nhóm nghiên cứu mạnh, các viện
nghiên cứu tiên tiến, các trung tâm xuất sắc trong các
lĩnh vực này; Cần sớm có chiến lược, giải pháp cụ thể
để phát triển các ngành tự động hóa tích hợp với các
công nghệ cao như công nghệ thông tin, chuỗi cung
ứng thông minh, sử dụng hệ thống quản lý sở hữu trí
tuệ mới, tối ưu hóa mô hình kinh doanh với việc nâng
cao chất lượng nguồn nhân lực.
Về đầu tư cơ sở hạ tầng, các DN cần nghiên cứu các
công nghệ tiên tiến của Cách mạng công nghiệp 4.0
và ứng dụng chúng nhằm cải thiện vị trí trong chuỗi
giá trị. Trong tương lai, đổi mới về công nghệ sẽ tạo ra
một phép màu cho dịch vụ cung ứng, cải thiện năng
suất và hiệu suất về lâu dài. Các DN phải linh động
điều chỉnh sản phẩm theo nhu cầu người tiêu dùng,
tích hợp các công nghệ tiên tiến (rô bốt bán tự động,
điện toán đámmây…) để giản tiện quy trình sản xuất,
giảm thời gian giao hàng, rút ngắn vòng đời sản phẩm
nhưng vẫn đảm bảo khả năng quản lý sản xuất và chất
lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh…
Tài liệu tham khảo:
1. Tài liệu Diễn đàn “Cáchmạng công nghiệp lần thứ 4” do Bộ Công Thương tổ chức
ngày 11/4/2017 diễn ra tại Hà Nội;
2. Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (2017), Báo cáo chỉ số thương mại điện
tử Việt Nam2017;
3. Hương Quỳnh (2017), Không để lỡ tàu khi bước vào cáchmạng công nghiệp 4.0,
Báo điện tử Vietnamnet;
4. Thành Đạt (2017), Cáchmạng 4.0 và bàn tay Chính phủ, Báo điện tử Chính phủ.
Một khảo sát mới được thực hiện với 2.000
DN thuộc Hiệp hội DN vừa và nhỏ Hà Nội cho
thấy, có đến 85% thể hiện sự quan tâm đến
cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Trong 85%
DN thể hiện sự quan tâm này, có 55% DN đánh
giá cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ có tác
động rất lớn đến nền kinh tế Việt Nam.
1...,46,47,48,49,50,51,52,53,54,55 57,58,59,60,61,62,63,64,65,66,...118
Powered by FlippingBook