K2 T4 - page 64

63
TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
- Kết hợp S4, S5 + O1, O3, O4: Phát triển kinh doanh
thương mại nguyên phụ liệu ngành Dệt may => Chiến
lược hội nhập dọc về phía sau.
- Kết hợp S1, S2, S3, S4 + O1, O2, O3: Thâm nhập và
mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm => Chiến lược
thâm nhập thị trường.
ii) Nhóm các chiến lược S-T:
Với ý nghĩa tận dụng các
điểmmạnh, né tránh các nguy cơ, thách thức, nhóm này
đề nghị 2 chiến lược:
- Kết hợp S1, S2, S3, S4 + T1, T4: Tập trung vào chất
lượng, mẫumã sản phẩmvà việc có đa dạng hóa các sản
phẩm để cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại trên thị
trường => Chiến lược cạnh tranh về sản phẩm.
- Kết hợp S4, S5 + T1, T2, T3: Xây dựng nhà máy tại
địa phương nhằm tận dụng nguồn lực tại chỗ, tiết kiệm
chi phí, nâng cao sức cạnh tranh của sản phảm => Chiến
lược đa dạng hóa hàng ngang.
iii) Nhóm các chiến lược W-O:
Với ý nghĩa khắc phục
các điểmyếu và tận dụng các cơ hội bên ngoài, có 2 chiến
lược trong nhóm này được đề xuất tại nhóm này:
- Kết hợp W1, W2 +O1, O2, O3: Đẩy mạnh công tác
tiếp thị quảng bá nâng cao thương hiệu, hình ảnh sản
phẩm=>Chiến lượcmarketing và nâng cao thương hiệu.
- Kết hợp O1, O2, O3 + W2, W4, W5: Tăng cường
năng lực nghiên cứu phát triển sản phẩm => Chiến lược
phát triển sản phẩm.
iv) Nhóm chiến lược W-T:
Với ý nghĩa khắc phục các
điểm yếu và né tránh các nguy cơ, có 2 chiến lược được
lựa chọn trong nhóm này:
- Kết hợp W1, W2, W4 + T1, T3: Chiến lược đào
tạo phát triển nguồn nhân lực, kỹ năng quản trị
doanh nghiệp.
- Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khác biệt hóa sản
phẩm để tránh hàng giả, hàng nhái; đồng thời, nâng cao
năng lực cạnh tranh với các doanh nghiệp cùng Ngành
=> Chiến lược khác biệt hóa sản phẩm.
Đềxuất “chiến lược tập trung
vàonhữngnhân tố thenchốt”
Căn cứ vào nội lực của May Việt Tiến trong hiện tại
và các chiến lược bộ phận được đề xuất, chiến lược tổng
quát cho Tổng công ty được đề xuất là: “Chiến lược tập
trung vào những nhân tố then chốt”.
Tư tưởng chủ đạo của chiến lược tổng quát là không
nên đầu tưdàn trải, phân tán các nguồn lực (nguồn nhân
lực, vốn, đất đai, công nghệ), trái lại trong từng giai đoạn,
cần tập trung cho những chiến lược có ý nghĩa quyết
định đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng
công ty.
Nhìn chung, trong suốt quá trình hoạt động sản xuất
kinh doanh, May Việt Tiến đã gặt hái được những thành
quả nhất định, do có lợi thế tiềm lực cơ sở vật chất mạnh
mẽ, đội ngũ cán bộ công nhân viên kỹ thuật trình độ
cao, có truyền thống và kinh nghiệm, cộng với chiến
lược kinh doanh hợp lýMayViệt Tiến đã và đang không
ngừng phát triển và vươn lênmột tầm caomới, đáp ứng
nhu cầu hội nhập hiện nay.
Tài liệu thamkhảo:
1.BáocáotàichínhcủaTổngcôngtycổphầnMayViệtTiếncácnăm2012-2015;
2.Sách: “Dệtmay Việt Namcơ hội và thách thức”, bài “Công tymay Việt Tiến: cánh chim
đầu đàn của ngành công nghiệpmay mặc Việt Nam”, NXB Chính Trị Quốc Gia Hà Nội
(2003),Côngtycổphầnthôngtinkinhtếđốingoại,trang525-527;
3.Cácwebsite:moi.gov.vn,viettien.com.vn,thuonghieuviet.com.
Bảng 1: Ma trận SWOT trong chiến lược sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty Cổ phần May Việt Tiến
Điểm mạnh - S (Strengths)
Điểm yếu - W (Weaknesses)
(1) Thương hiệu mạnh nổi tiếng, được nhiều người tiêu dùng biết tới.
(2) Sản phẩm đa dạng phong phú về mẫu mã và chủng loại, phù
hợp với nhiều tầng lớp nhiều lứa tuổi.
(3) Hệ thống các cửa hàng đại lý rộng khắp trên cả nước.
(4) Có nguồn vốn khá mạnh so với các đối thủ cạnh tranh.
(5) Hình thức hoạt động của công ty đa dạng, nhiều lĩnh vực nên
dễ dàng xâm nhập thị trường và giảm thiểu rủi ro.
(1) Công tác tiếp thị, quảng bá thương hiệu trong và ngoài
nước chưa đủ mạnh.
(2) Hệ thống các cửa hàng đại lý chưa đồng nhất về hình ảnh.
(3) Hoạt động xuất khẩu các thương hiệu Công ty sở hữu còn
hạn chế.
(4) Hệ thống phân phối trong phân khúc cao cấp chưa được
đầu tư và quan tâm đúng mức.
(5) Hoạt động nghiên cứu phát triển sản phẩm còn yếu.
Cơ hội – O (Opportunities)
Thách thức – T (Threats)
(1) Tốc độ tăng trưởng GDP tương đối cao và ổn định, góp phần kích
thích nhu cầu hàng hóa tiêu dùng (trong đó có ngành Dệt may).
(2) Các kênh phân phối hiện đại như siêu thị, trung tâm thương
mại ngày càng mở rộng, tạo điều kiện thuận lợi để đưa sản phẩm
của Tổng Công ty đến gần với người tiêu dùng.
(3) Quan hệ hợp tác quốc tế được mở rộng, đặc biệt là việc Việt Nam
gia nhập WTO và ký kết các hiệp định song phương và đa phương
(FTA, TPP…), tạo điều kiện cho việc mở rộng thị trường xuất khẩu.
(4) Nguyên phụ liệu ngành Dệt may chủ yếu là nhập khẩu, mở ra
khả năng hoạt động kinh doanh thương mại trong nước.
(1) Sự cạnh tranh khốc liệt và toàn diện của Trung Quốc và các
quốc gia khác.
(2) Ngành sản xuất nguyên phụ liệu dệt may trong nước kém
phát triển, phụ thuộc phần lớn nhập khẩu.
(3) Là ngành có mức thâm dụng lao động, lượng lao động dịch
chuyển và biến động lớn, tình trạng thiếu hụt lao động đã và
đang xảy ra.
(4) Lượng hàng nhái hàng giả nhiều, gây ảnh hưởng tới hình
ảnh thương hiệu sản phẩm.
Nguồn: Tác giả tổng hợp
1...,54,55,56,57,58,59,60,61,62,63 65,66,67,68,69,70,71,72,73,74,...118
Powered by FlippingBook