k1 t5 - page 94

96
DIỄN ĐÀN KHOA HỌC
nhưng thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN)
chưa phát triển; TTCK phái sinh đang trong quá
trình hình thành. Do thị trường TPDN chưa phát
triển, nên việc cung ứng nguồn vốn trung và dài
hạn cho DN và nền kinh tế vẫn chủ yếu do các
ngân hàng thương mại (NHTM) đáp ứng (chiếm
86%). Trong khi đó, trên 80% vốn huy động của
các NHTM là không kỳ hạn và ngắn hạn. Vì thế,
các văn bản hiện hành của Ngân hàng Nhà nước
(NHNN) buộc phải cho phép các NHTM sử dụng
tối đa 60% vốn ngắn hạn để cho vay trung, dài hạn
(đến hết ngày 31/12/2016, sau đó điều chỉnh giảm
theo lộ trình) và tăng tỷ lệ mua, đầu tư trái phiếu
Chính phủ so với nguồn vốn ngắn hạn của chi
nhánh ngân hàng nước ngoài từ 15% lên 35%, của
NHTM nhà nước từ 15% lên 25%. Do vậy, khi sức
ép về vốn trung và dài hạn cho DN dồn vào NHTM
thì khó có thể có sự phát triển ổn định trong dài
hạn đối với cả các ngân hàng và TTCK.
Trong thời gian qua, các CTCK, công ty quản lý
quỹ phát triển nhanh chóng, trong khi quản trị công
ty không được coi trọng, quản lý nhà nước về hoạt
động của các tổ chức này còn bất cập, nên không ít
các CTCK hoạt động thua lỗ, năng lực tài chính kém,
nguồn nhân lực chất lượng thấp. Điều này không
chỉ ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của chính
CTCK mà còn ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp
pháp của nhà đầu tư. Bên cạnh việc phát triển mạnh
mẽ của các CTCK, công ty quản lý quỹ thì TTCK vẫn
còn thiếu các nhà tạo lập thị trường, các tổ chức xếp
hạng tín nhiệm có uy tín để TTCK Việt Nam phát triển
ổn định. Do đó, TTCK Việt Nam vẫn còn một số hạn
chế so với tiềm năng phát triển.
Đề xuất để hoàn thiện thể chế
thị trường chứng khoánViệt Nam
Nhằm tạo cơ sở cho TTCK Việt Nam phát triển và
hội nhập với thị trường tài chính quốc tế, đồng thời
nâng cao khả năng quản lý, giám sát thị trường của
UBCKNN, bài viết đề xuất một số khuyến nghị để
hoàn thiện thể chế TTCK Việt Nam trong thời gian tới.
Một là,
tiếp tục hoàn thiện các nguyên tắc, khuôn
khổ pháp lý để thúc đẩy TTCK phát triểnmột cách sâu
rộng theo hướng minh bạch, đồng bộ, đảm bảo quyền
và lợi ích hợp pháp cho các nhà đầu tư và phù hợp với
chuẩn mực quốc tế.
Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, đặc biệt là xây
dựng Luật Chứng khoán sửa đổi trên cơ sở đồng bộ
và thống nhất với các luật liên quan nhằm phát triển
bền vững TTCK. Đồng thời, ban hành đồng bộ các quy
địnhmới về giao dịch, công bố thông tin, quản trị công
ty, niêm yết và đăng ký giao dịch. Bổ sung, hoàn thiện
các cơ chế, chính sách theo hướng hỗ trợ các thị trường
bộ phận phát triển hiệu quả mà không vi phạm các
cam kết hội nhập.
Thực hiện hợp nhất hai SGDCK nhằm nhanh
chóng khắc phục những hạn chế hiện tại. Giai đoạn
đầu khi mới hợp nhất thành một SGDCK quốc gia
nên hoạt động theo mô hình Công ty TNHH Nhà
nước một thành viên 100% vốn nhà nước. Nhưng
cần có lộ trình (đến năm 2018) sớm chuyển sang
mô hình đa sở hữu, Nhà nước chỉ nên nắm giữ
cổ phần chi phối (tối đa 65%) còn lại thuộc các cổ
đông khác là CTCK.
Hai là,
các thành viên tham gia thị trường cần có
giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động. Đối với các
CTCK, công ty quản lý quỹ cần tiếp tục tái cơ cấu theo
hướng nâng cao yêu cầu về năng lực tài chính, yêu cầu
về cơ sở vật chất, về quản trị công ty và yêu cầu về
nguồn nhân lực; giảm bớt số lượng CTCK thông qua
việc sáp nhập, mua lại, giải thể, hướng một số CTCK
lớn là những nhà tạo lập thị trường hiệu quả.
Ba là,
xây dựng cơ chế phối hợp trong việc điều
hành các chính sách có liên quan đến TTCK. Một số
chính sách tác động mạnh đến TTCK là chính sách
tài chính và chính sách tiền tệ (CSTT). Trong thời gian
qua, việc điều hành Chính sách tiền tệ của NHNN
theo hướng nới lỏng hoặc thắt chặt đều tác động rất
mạnh đến tính thanh khoản của TTCK. TTCK cũng
rất nhạy cảm theo sự mở rộng hay thu hẹp tín dụng
của NHTM.
Bốn là,
tạo hàng hóa có chất lượng tốt cho thị
trường. Việc thực hiện cổ phần hóa DN nhà nước cần
gắn với niêm yết để tạo hàng hóa có chất lượng cho
TTCK. Đồng thời, cần tạo điều kiện cho các nhà đầu tư
chiến lược mua cổ phiếu, TPDN do các DN Việt Nam
phát hành theo phương thức thỏa thuận, hoặc đấu giá
để giúp DN cải thiện nhanh hơn về năng lực tài chính,
chất lượng quản trị, năng lực cạnh tranh...
Năm là,
tăng cường công tác thanh tra, giám sát
hoạt động của các tổ chức tham gia thị trường, xử
lý nghiêm các vi phạm đối với các cá nhân, tổ chức,
DN đưa thông tin sai lệch hoặc đưa thông tin bất lợi
cho thị trường mà không rõ nguồn gốc. Về phía cơ
quan quản lý nhà nước, cần có thông điệp rõ ràng,
minh bạch về việc điều hành các chính sách kinh tế
- tài chính cũng như các thông tin vĩ mô để mọi nhà
đầu tư biết, hiểu đúng và chấp hành nghiêm quy
định của pháp luật.
Tài liệu tham khảo:
1. TS. Vũ Bằng (2015), Nhìn lại chặng đường xây dựng và phát triển TTCK Việt Nam;
2. Bộ Tài chính (2016), Báo cáo tình hình tái cấu tr c TTCK, bảo hiểm;
3. Một sốWebsite: ssc.gov.vn, tapchitaichinh.vn.
1...,84,85,86,87,88,89,90,91,92,93 95,96,97,98,99,100,101,102,103,104,...110
Powered by FlippingBook