k1 t5 - page 6

8
tài chính đối với giáo dục đại học
được nhiều chuyển biến tích cực. Vai trò, vị trí của
các cơ sở GDĐH trong hệ thống dần được khẳng
định. Đa số các trường đã phát huy được những
thành tựu trong quá trình phát triển của mình; Năng
lực đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý của nhiều cơ
sở đào tạo được tăng cường; Công tác đào tạo và bảo
đảm chất lượng đào tạo đã được chú trọng, tạo được
chuyển biến rõ rệt về chất lượng.
Nhiều trường đại học cũng đã tích cực chủ động
phát triển chương trình đào tạo theo hướng tiếp cận
chuẩn quốc tế (như các chương trình đào tạo theo
định hướng ứng dụng nghề nghiệp; chương trình
liên kết đào tạo kỹ sư chất lượng cao…) với hơn 250
ngành/chương trình đào tạo chất lượng cao, trong đó
có 66 chương trình đạt chất lượng kiểm định quốc tế,
tạo tiền đề để thực hiện chủ trương phát triển nguồn
nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao,
đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động cả trong
nước và quốc tế. Nhờ được giao quyền tự chủ mạnh
mẽ hơn trong hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa
học, hợp tác quốc tế, tổ chức – nhân sự và đặc biệt
là về cơ chế tài chính, các cơ sở GDĐH đã chủ động,
linh hoạt hơn về tổ chức bộ máy, tuyển dụng nhân sự
và thực hiện nhiệm vụ chuyên môn; Từng bước chủ
động đổi mới cơ chế để hoạt động ngày càng hiệu
quả, giúp nâng cao năng lực và trách nhiệm xã hội
của các trường đại học.
Tuy vậy, việc thực hiện tự chủ, tự chịu trách
nhiệm của các cơ sở GDĐH thời gian qua cũng gặp
nhiều khó khăn, bất cập và hạn chế. Một mặt, cơ chế,
chính sách về tự chủ còn thiếu, chưa đủ mạnh và
chưa đồng bộ; Một số nội dung còn chưa thống nhất
trong hệ thống pháp luật; Nhiều nội dung quy định
còn chung chung, chưa rõ ràng nên một số nội dung
thực hiện còn mang tính hình thức, chưa đúng bản
chất tự chủ; Cơ chế phân bổ ngân sách, đầu tư, cơ
chế quản lý tài chính chưa được quy định rõ ràng,
chưa đáp ứng yêu cầu đầu tư và quản lý chất lượng
theo sản phẩm đầu ra, chưa bình đẳng trong hệ
thống cơ sở GDĐH.
Mặt khác, tự chủ đại học chưa gắn liền với đổi
mới quản trị đại học trong cơ sở GDĐH. Phần lớn
các trường chưa thành lập được Hội đồng trường,
mắt xích quan trọng trong quản trị, giám sát quyền
lực và thực hiện dân chủ trong trường học. Ở các
đơn vị đã thành lập Hội đồng trường thì thiết chế
này vận hành lại không hiệu quả, không phát huy
được vị thế, vai trò của mình… Bởi vậy, việc thực
hiện tự chủ chưa thực sự trở thành động lực giúp
các cơ sở GDĐH phát huy khả năng chủ động, sáng
tạo, nâng cao hiệu quả hoạt động, tăng cường cạnh
tranh và đa dạng hóa các loại hình giáo dục nhằm
nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng nhu cầu nhân
lực của đất nước thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế.
Những đề xuất, kiến nghị
Để khắc phục những hạn chế, bất cập trên, tạo
điều kiện thuận lợi về cơ chế, chính sách cho các cơ
sở GDĐH phát triển và thực hiện hiệu quả tự chủ
GDĐH làm đòn bẩy nâng cao chất lượng đào tạo
và năng lực sáng tạo khoa học - công nghệ, đáp ứng
nguồn nhân lực của đất nước và hội nhập quốc tế,
nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, cần thực hiện
tốt một số nhóm giải pháp sau:
Nhóm giải pháp về hoàn thiện thể chế
Thứ nhất,
hoàn thiện hệ thống các văn bản quy
phạm pháp luật liên quan đến cơ chế, chính sách quy
định về tự chủ đại học, quyền và trách nhiệm của các
cơ sở GDĐH khi thực hiện tự chủ; chính sách đầu
tư phát triển GDĐH. Trước hết cần sửa đổi, bổ sung
một số quy định của Luật GDĐH nhằm tạo hành
lang pháp lý thuận lợi, thống nhất cho việc thực hiện
tự chủ GDĐH trong toàn hệ thống với mục tiêu phát
huy hết khả năng chủ động, sáng tạo, nâng cao hiệu
quả hoạt động của các cơ sở GDĐH, bảo đảm thực
hiện tốt sứ mệnh và mục tiêu nâng cao chất lượng
đào tạo trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng
với quốc tế. Bên cạnh đó, xem xét chỉnh sửa, bổ sung
các quy định của Luật Công chức, Luật Viên chức,
Luật Đầu tư công, Luật Quản lý và sử dụng tài sản
công… cho thống nhất và phù hợp với giai đoạn
hiện nay, khi thúc đẩy thực hiện quyền tự chủ của
các cơ sở GDĐH.
Thứ hai,
sớm hoàn thiện và ban hành văn bản
quy định cơ chế tự chủ của cơ sở GDĐH, trong đó
nghiên cứu đề xuất đồng bộ các giải pháp tự chủ về
đào tạo, nghiên cứu khoa học, tự chủ về tổ chức, bộ
máy nhân sự, tự chủ về tài chính để thúc đẩy phát
triển GDĐH. Về tổ chức bộ máy và nhân sự, cơ sở
GDĐH được tự quyết định việc thành lập, sáp nhập,
giải thể, tổ chức lại các đơn vị cấu thành nhà trường;
đơn vị cũng được quyền chủ động trong việc tuyển
dụng, sử dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng,
kỷ luật và quản lý viên chức, người lao động của
nhà trường và quan trọng nhất là tự chủ trả lương
Tự chủ đại học luôn đi liền với trách nhiệm
xã hội của đại học như là một nghĩa vụ (trách
nhiệm) của các cơ sở giáo dục đại học trước
người học, xã hội và Chính phủ (gọi chung là
“nhóm lợi ích có liên quan”) về mọi hoạt động
của mình.
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,16,...110
Powered by FlippingBook