k1 t5 - page 12

14
tài chính đối với giáo dục đại học
tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức
bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp
công lập. Căn cứ vào mức độ tự đảm bảo về kinh
phí chi thường xuyên các cơ sở GDĐH đã được giao
tự chủ thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và biên
chế; tự chủ tài chính. Việc giao quyền tự chủ theo
Nghị định 43/2006/NĐ-CP bước đầu có sự chuyển
biến trong hệ thống cơ sở GDĐH, tạo cơ chế thuận lợi
cho các cơ sở GDĐH chủ động hơn trong thực hiện
các hoạt động của mình, nhất là công tác tổ chức cán
bộ, các trường được chủ động sắp xếp bộ máy, tuyển
dụng viên chức, thu hút các nhà khoa học nhằm nâng
cao chất lượng đào tạo của toàn hệ thống GDĐH và
giảm bớt gánh nặng cho ngân sách của nhà nước.
Tuy nhiên, việc thực hiện quyền tự chủ vẫn ở mức
độ thấp; chuyển biến chậm; chủ yếu tập trung vào tự
chủ tài chính nên hiệu quả thực hiện chưa cao.
Luật Giáo dục đại học (2012); Luật Khoa học và
công nghệ (2013) đã giao quyền tự chủ và tự chịu
trách nhiệm cho các cơ sở GDĐH trong các hoạt động
chủ yếu thuộc các lĩnh vực tổ chức và nhân sự; tài
chính và tài sản; đào tạo, khoa hoc công nghệ, hợp
tác quốc tế, đảm bảo chất lượng GDĐH. Cùng với
đó, Nghị quyết 77/2014/NQ-CP ngày 24/10/2014 của
Chính phủ về thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động đối
với các cơ sở GDĐH công lập giai đoạn 2014-2017,
cho phép các cơ sở GDĐH công lập khi cam kết tự
bảo đảm toàn bộ kinh phí hoạt động chi thường
xuyên và chi đầu tư được thực hiện tự chủ, tự chịu
trách nhiệm toàn diện (hoạt động đào tạo và nghiên
cứu khoa học, tổ chức bộ máy và nhân sự, tài chính);
đã giao quyền tự chủ cao hơn trong tất cả các lĩnh vực
hoạt động so với những quy định của Luật GDĐH và
các nghị định khác của Chính phủ. Đến nay, đã có 18
Tình hình thực hiện tự chủ
tại các cơ sở giáo dục đại học công lập
Cơ chế tự chủ trong các cơ sở giáo dục đại học
(GDĐH) được quy định tại Nghị định 43/2006/
NĐ-CP ngày 15/4/2006 của Chính phủ. Theo đó,
Nghị định 43/2006/NĐ-CP quy định quyền tự chủ,
THỰC TRẠNGVÀ GIẢI PHÁP TRIỂNKHAI
CƠCHẾTỰCHỦTại CÁC CƠSỞGIÁODỤCĐẠI HỌC CÔNGLẬP
TS. Nguyễn Thị Thu Hà
- Vụ Giáo dục Đại học (Bộ Giáo dục và Đào tạo)
Đến nay, sau hơn 4 năm thực hiện tự chủ giáo dục đại học theo Luật Giáo dục đại học và gần 3
năm thí điểm cơ chế tự chủ theo Nghị quyết 77/2014/NQ-CP cho thấy, hệ thống giáo dục đại học
có những chuyển biến tích cực. Đa số các cơ sở giáo dục đại học đã phát huy được những thành tựu
trong quá trình phát triển của mình; chủ động xây dựng chiến lược đầu tư chiều sâu, định hướng
phát triển dài hạn để tạo dựng “thương hiệu”, nâng cao chất lượng đào tạo... Tuy nhiên, quá trình
thực hiện tự chủ tại cơ sở giáo dục đại học công lập vẫn còn tồn tại một số hạn chế cần nhanh
chóng khắc phục trong thời gian tới.
Từ khóa: Giáo dục đào tạo, giáo dục đại học, tự chủ tài chính, nhà khoa học, nghiên cứu khoa học
After more than 4 years of implementing
higher education autonomy according to the
Higher Education Law and nearly 3 years of
implementing pilot autonomies according to the
Resolution No-77/2014/NQ-CP, it is evidently
that higher education system has experience
positive change. Most of higher education
bodies have achieved positive results in their
development strategies; successfully built
comprehensive investment strategies and long-
term development orientation to improve their
“brands” and improve training performance,
etc. However, during the implementation
of autonomies at public higher education
organizations, there have been limitations that
need to be overcome in coming period.
Keywords: Education and training, higher
education, financial autonomy, scientists,
scientific research
Ngày nhận bài: 12/4/2017
Ngày chuyển phản biện: 14/4/2017
Ngày nhận phản biện: 30/4/2017
Ngày chấp nhận đăng: 5/5/2017
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10,11 13,14,15,16,17,18,19,20,21,22,...110
Powered by FlippingBook