k1 t5 - page 16

18
tài chính đối với giáo dục đại học
Hiện nay, ĐHNT có 10 ngành với 16 chuyên ngành
đào tạo hệ Cử nhân, 5 chuyên ngành đào tạo Thạc
sỹ và 2 chuyên ngành đào tạo Tiến sỹ. Trường có 24
chương trình liên kết đào tạo với các trường đại học
nước ngoài ở trình độ Đại học, Thạc sỹ. Ngoài trụ sở
chính ở Hà Nội, trường còn có 2 cơ sở đào tạo tại TP.
Hồ Chí Minh và Quảng Ninh. Tổng số sinh viên toàn
Trường khoảng 18.000 sinh viên ở tất cả các trình độ
và các hệ đào tạo, trong đó sinh viên đại học chính
quy khoảng 15.000.
Năm 2005, ĐHNT là một trong 5 trường đại học
công lập đầu tiên ở Việt Nam (ĐHNT, Đại học Kinh
tế Quốc dân, Đại học Hà Nội, Đại học Kinh tế TP. Hồ
Chí Minh, Đại học Mở TP. Hồ Chí Minh) thực hiện thí
điểm tự chủ tài chính. Đến năm 2008, Trường đã thực
hiện thí điểm tự chủ tài chính toàn phần kinh phí chi
thường xuyên hàng năm.
ĐHNT thực hiện Đề án thí điểm tự chủ theo Quyết
định 751/QĐ-TTg ngày 2/6/2015 của Thủ tướng Chính
phủ. Mục tiêu của Đề án là “Trường ĐHNT chủ động
khai thác, sử dụng hợp lý, hiệu quả các nguồn lực,
đổi mới hệ thống quản trị theo hướng hiện đại, bảo
đảm các điều kiện để nâng cao chất lượng đào tạo và
nghiên cứu khoa học; hướng tới mục tiêu chiến lược
xây dựng trường đến năm 2030 thành trung tâm đào
tạo và nghiên cứu có uy tín, chất lượng trong khu vực
và trên thế giới; đảm bảo các đối tượng thuộc diện
chính sách, các đối tượng thuộc hộ nghèo có cơ hội
học tập tại trường.
Nội dung đổi mới hoạt động của ĐHNT được
xác định trong các lĩnh vực: (i) Thực hiện nhiệm vụ
đào tạo và nghiên cứu khoa học; (ii) Tổ chức bộ máy
và nhân sự; (iii) Tài chính; (iv) Chính sách học bổng,
học phí; (v) Đầu tư, mua sắm. Trong các nội dung thí
Đại học Ngoại thương
và đề án thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động
Đại học Ngoại thương (ĐHNT) là trường đại học
công lập, được thành lập vào năm 1960. ĐHNT luôn
đi đầu trong thực hiện đổi mới cơ chế hoạt động,
thí điểm nhiều mô hình đào tạo mới, đáp ứng nhu
cầu của thị trường lao động trong nước và quốc tế.
ĐỔI MỚI CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG
TẠI TRƯỜNGĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
PGS.,TS. Bùi Anh Tuấn
- Hiệu trưởng Đại học Ngoại thương
, TS. Phạm Thu Hương
- Đại học Ngoại thương
Sau gần 10 năm triển khai thí điểm tự chủ tài chính, Đại học Ngoại thương đã được Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt “Đề án thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động tại Đại học Ngoại thương giai đoạn
2015-2017” tại Quyết định 751/QĐ-CP ngày 02/06/2015. Đề án này bước đầu làm thay đổi mạnh
mẽ phương thức quản trị đại học, tạo nền tảng cho việc đổi mới căn bản trong giáo dục đại học,
nâng cao chất lượng đào tạo của Nhà trường. Những kết quả ban đầu thực hiện đổi mới cơ chế
hoạt động của trường Đại học Ngoại thương và giải pháp triển khai Đề án thí điểm đổi mới cơ chế
hoạt động tại Nhà trường là bài học cần quan tâm, nghiên cứu, tham khảo.
Từ khóa: Đại học Ngoại thương, tự chủ tài chính, quản trị đại học, giáo dục đại học, cơ chế hoạt động
After nearly 10 years implementing pilot
autonomy program, Foreign Trade University
(FTU) has been approved the “Pilot project of
renovating operationmechanism at FTU for the
period of 2015-2017” according to the Decision
No-751/QD-CP dated June 2nd 2015. This
project marked a substantial change in higher
education administration at FTU in terms
of renovating higher education and training
system and improving training performance.
This article evaluates the initial results of
renovating training mechanism at FTU and
then recommends solutions to successfully
implement the pilot project of renovating
operation mechanism at this institutions.
Keywords: FTU, financial autonomy, higher
education administration, operation
mechanism
Ngày nhận bài: 15/4/2017
Ngày chuyển phản biện: 17/4/2017
Ngày nhận phản biện: 4/5/2017
Ngày chấp nhận đăng: 5/5/2017
1...,6,7,8,9,10,11,12,13,14,15 17,18,19,20,21,22,23,24,25,26,...110
Powered by FlippingBook