k1 t5 - page 13

TÀI CHÍNH -
Tháng 5/2017
15
cơ sở GDĐH công lập được giao thí điểm thực hiện
tự chủ theo Nghị quyết 77/2014/NQ-CP.
Kế thừa và khắc phục những tồn tại, hạn chế khi
thực hiện tự chủ tại các cơ sở GDĐH, Nghị định số
16/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ quy
định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập.
Trên cơ sở Nghị định 16/2015/NĐ-CP, Bộ Giáo dục và
Đào tạo hiện nay đang dự thảo nghị định quy định
về cơ chế tự chủ của cơ sở GDĐH công lập để trình
Chính phủ phê duyệt triển khai thống nhất trong
toàn hệ thống GDĐH, nhằm nâng cao quyền tự chủ,
tự chịu trách nhiệm của các đơn vị sự nghiệp công
lập từng bước xã hội hóa GDĐH. Hơn nữa, thực hiện
nhiệm vụ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ
Giáo dục và Đào tạo khẩn trương ban hành các văn
bản quy định tiêu chí, tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ
sự nghiệp công, kiểm định chất lượng dịch vụ công,
đánh giá hiệu quả hoạt động của đơn vị sự nghiệp
công lập trong lĩnh vực GDĐH; quyết định của Thủ
tướng Chính phủ về danh mục dịch vụ giáo dục công
sử dụng ngân sách nhà nước.
Sau hơn 4 năm thực hiện tự chủ GDĐH theo Luật
GDĐH và gần 3 năm thí điểm tự chủ theo Nghị quyết
77/2014/NQ-CP cho thấy, đến nay hệ thống GDĐH có
những chuyển biến tích cực, thể hiện ởmột sốmặt sau:
- Vai trò, vị trí của các cơ sở GDĐH trong hệ thống dần
được khẳng định:
Đa số các cơ sở GDĐH đã phát huy
được những thành tựu trong quá trình phát triển của
mình; chủ động xây dựng chiến lược đầu tư chiều
sâu, định hướng phát triển dài hạn để tạo dựng
“thương hiệu”, nâng cao chất lượng đào tạo. Một số
trường tạo lập được uy tín, giữ vị trí đầu ngành về
công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học.
- Năng lực giảng viên được tăng cường:
Hầu hết
các trường đều quan tâm đến việc phát triển đội
ngũ giảng viên cả về số lượng và chất lượng. Nhiều
trường đã có lực lượng giảng viên khá mạnh, có trình
độ cao vượt trội trong hệ thống do được đào tạo lại,
bồi dưỡng cập nhật kiến thức chuyên môn, nghiệp
vụ ở trong và ngoài nước.
- Chất lượng đào tạo có chuyển biến rõ rệt:
Quy mô
đào tạo chính quy ổn định, đào tạo sau đại học tăng
nhẹ và quy mô các hình thức vừa làm, vừa học và đào
tạo từ xa giảm dần trong toàn hệ thống. Các trường
đã tích cực chủ động phát triển chương trình đào tạo
theo hướng tiếp cận chuẩn quốc tế: CDIO, POHE,
chương trình tiên tiến, chương trình PFIEV, chương
trình chất lượng cao và các chương trình liên kết quốc
tế khác. Cùng với đó, các trường đã triển khai xây
dựng và công bố công khai chuẩn đầu ra và kiểm
soát kết quả đầu ra. Một số trường đã xây dựng và
áp dụng chuẩn đầu ra về ngoại ngữ khá cao để đáp
ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.
- Công tác đảm bảo chất lượng được chú trọng:
Hầu
hết các trường đã tăng cường công tác đảm bảo chất
lượng, các điều kiện đảm bảo chất lượng và đã tạo
ra sự chuyển biến rõ nét về chất lượng đào tạo trong
thời gian gần đây.
- Công tác nghiên cứu, khoa học công nghệ, hợp tác
quốc tế bước đầu đẩy mạnh:
Các trường đã chú trọng và
đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, phát triển
nghiên cứu khoa học trong giảng viên trẻ, nghiên
cứu sinh, học viên cao học và sinh viên. Các cơ sở
GDĐH đã tích cực, chủ động trong việc phối hợp với
doanh nghiệp để triển khai các đề tài, nhiệm vụ khoa
học các cấp; ký kết hợp đồng nghiên cứu khoa học và
chuyển giao công nghệ với doanh nghiệp.
Kết quả nghiên cứu khoa học được đánh giá cao,
có nhiều ứng dụng vào thực tế đời sống xã hội với
hàng trăm bằng/giấy chứng nhận độc quyền sáng chế
và sở hữu trí tuệ; có hàng nghìn bài báo trong nước và
quốc tế đã được công bố, trong đó có hàng trăm bài
đăng trên tạp chí ISI. Nhiều trường đã tích cực chủ
động và thực hiện hiệu quả hoạt động hợp tác quốc
tế trong liên kết đào tạo và nghiên cứu khoa học; mở
rộng các chương trình trao đổi sinh viên, giảng viên;
bước đầu hình thành và phát triển việc chuyển đổi,
công nhận tín chỉ với các trường của quốc gia khác
thông qua các chương trình, dự án.
- Năng lực tự chủ và trách nhiệm xã hội của các trường
được nâng cao:
Hiện nay, hầu hết các trường đã quan
tâm đến việc hoàn thiện cơ cấu, tổ chức bộ máy theo
đúng quy định về quản trị đại học; nhiều trường đã
thành lập mới Hội đồng trường, tạo tiền đề cần thiết
cho việc triển khai thực hiện tự chủ đại học. Một số
trường lớn đã thể hiện trách nhiệm trong cơ cấu lại hệ
thống, tổ chức, bộ máy và chứng tỏ sự lan toả uy tín
của mình trong toàn hệ thống. Đồng thời, các trường
đã nhận thức rõ hơn về trách nhiệm giải trình và chú
trọng thực hiện cam kết đối với người học.
Nhìn chung, các trường thực hiện tự chủ đã được
giao quyền mạnh mẽ hơn trong các hoạt động giúp
giảm bớt các thủ tục hành chính nên đã chủ động,
linh hoạt hơn về tổ chức bộ máy, tuyển dụng nhân
sự và thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, từng bước
chủ động đổi mới cơ chế để hoạt động ngày càng
hiệu quả. Mô hình thí điểm tự chủ bước đầu được
đánh giá là thành công còn thể hiện ở tính tích cực
chủ động của các trường và sự chấp nhận của xã hội.
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác GDĐH
công lập đang gặp phải những khó khăn, hạn chế sau:
Một là,
cơ chế, chính sách về tự chủ còn thiếu và
chưa đồng bộ, một số nội dung chưa thống nhất,
chưa có đủ chính sách, cơ chế mạnh để thực hiện tự
1...,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 14,15,16,17,18,19,20,21,22,23,...110
Powered by FlippingBook