k1 t5 - page 14

16
tài chính đối với giáo dục đại học
chủ dẫn đến khó khăn trong quản lý, điều hành của
các trường; việc giao quyền tự chủ đối với GDĐH
mới chỉ thực hiện trong phạm vi thí điểm, chưa trở
thành nhu cầu nội tại của các trường; điều kiện tự
chủ mới chỉ tiếp cận chủ yếu từ góc độ về tài chính;
chưa tính đến năng lực chuyên môn và năng lực tổ
chức quản lý của các trường.
Hai là,
việc thực hiện tự chủ chưa gắn với đổi mới
quản trị đại học trong cơ sở GDĐH: Mặc dù, Luật
GDĐH đã có hiệu lực từ hơn 4 năm nay, các trường
đã thực hiện tự chủ nhưng cơ chế quản trị chưa hoàn
thiện do chưa thành lập Hội đồng trường (tính đến
tháng 4/2017 mới có 58/169 cơ sở GDĐH công lập
thành lập hội đồng trường) hoặc Hội đồng trường
đã được thành lập nhưng chưa phát huy được vai trò
và chưa có thực quyền nên ảnh hưởng đến việc thực
hiện tự chủ đại học, làm cho việc sử dụng nguồn lực
kém hiệu quả và chất lượng đào tạo chưa được nâng
cao như mong muốn.
Ba là,
thực hiện tự chủ nhưng chưa gắn với trách
nhiệm giải trình xã hội. Trong quá trình thực hiện
nhiều trường hợp giao thí điểm tự chủ chưa nhận
thức đúng và đầy đủ về tự chủ; một số cơ sở GDĐH
chưa đủ năng lực và thiếu sự sẵn sàng nên lúng túng
trong thực hiện; một số trường còn dựa vào lợi thế
ngành, để tăng học phí và tăng chỉ tiêu tuyển sinh,
chưa chú trọng đúng mức đến nâng cao chất lượng
đào tạo là mục đích chính của tự chủ đại học.
Bốn là,
khi thực hiện tự chủ theo Nghị quyết
77/2014/NQ-CP chưa có hướng dẫn cụ thể nên nhận
thức, cách tiếp cận, tư duy về bản chất, mức độ và các
điều kiện thực hiện tự chủ đại học còn chưa thống
nhất giữa các trường; các nguồn lực thực hiện tự chủ,
điều kiện và năng lực thực hiện tự chủ ở các trường
cũng chưa đồng bộ nên không ít trường gặp khó
khăn và lúng túng trong việc triển khai tự chủ.
Năm là,
mặc dù Luật GDĐH đã quy định nhưng
hiện nay chưa thực hiện được quy định giao quyền
tự chủ cao hơn cho các cơ sở GDĐH phù hợp với
năng lực, kết quả xếp hạng và kiểm định chất lượng
giao dịch, vì hoạt động kiểm định mới bước đầu thực
hiện và chưa đủ điều kiện để xếp hạng cơ sở GDĐH.
Các hạn chế trên dẫn đến hiệu quả thực hiện tự
chủ tại các cơ sở GDĐH chưa cao, chưa thực sự trở
thành động lực giúp các cơ sở GDĐH phát huy khả
năng chủ động, sáng tạo. Từ đó, nâng cao hiệu quả
hoạt động, tăng cường cạnh tranh và đa dạng hóa các
loại hình giáo dục trong hệ thống GDĐH cũng như
nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nguồn nhân
lực của đất nước.
Để khắc phục những hạn chế trên, trong Kế
hoạch 5 năm 2016-2020, Bộ Giáo dục và Đào tạo
đã triển khai thực hiện đồng bộ 9 nhiệm vụ trọng
tâm nhằm góp phần thực hiện Nghị quyết 29/NQ/
TW ngày 4/11/2013 về đổi mới căn bản và toàn diện
giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp
hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
Một trong những nhiệm vụ đó là: Đẩy mạnh việc
giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các
cơ sở GDĐH.
Cùng với đó, để nâng cao chất lượng nguồn nhân
lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế và xã hội và
hội nhập quốc tế, Chính phủ giao Bộ Giáo dục và
Đào tạo xây dựng Đề án “Triển khai tự chủ GDĐH”
tại Nghị quyết số 63/2016/NQ-CP ngày 22/7/2016 của
Chính phủ. Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang
hoàn thiện Đề án để trình Chính phủ phê duyệt.
Các giải pháp triển khai
tự chủ giáo dục đại học công lập
Nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế trên, thời
gian tới, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần phối hợp với
các bộ, ngành liên quan triển khai thực hiện một số
nội dung sau:
Thứ nhất,
hoàn thiện hệ thống chính sách về tự
chủ đại học.
- Rà soát, sửa đổi, bổ sung và điều chỉnh văn bản
quy phạm pháp luật, đặc biệt là Luật Giáo dục và
Luật GDĐH cùng các văn bản quy phạm pháp luật
khác có liên quan, nhằm đảm bảo sự thống nhất, tạo
điều kiện thuận lợi và thực hiện hiệu quả tự chủ đại
học tại tất cả các cơ sở GDĐH. Trước mắt, rà soát,
hoàn thiện cơ chế Hội đồng trường để tăng cường
quyền lực của Hội đồng trường; quy định lại thành
phần, chức danh của Hội đồng trường; quy định rõ
mối quan hệ giữa giữa Hội đồng trường – Đảng ủy
- Ban giám hiệu; phân định rõ chức năng quản trị và
quản lý của cơ sở GDĐH.
- Rà soát, hoàn thiện các quy định về chuẩn chất
lượng (chuẩn trường đại học, chuẩn chương trình
đào tạo, chuẩn mở ngành, chuẩn xác định chỉ tiêu
tuyển sinh và quy mô đào tạo, chuẩn giảng viên và
cán bộ quản lý, cơ sở vật chất…) và các quy định công
khai, minh bạch thông tin về điều kiện đảm bảo chất
lượng và chất lượng đào tạo thực tế làm cơ sở để cơ
sở GDĐH thực hiện tự chủ, cơ quan có thẩm quyền
quản lý, người học giám sát chất lượng đào tạo.
- Xây dựng cơ chế chính sách hỗ trợ để cơ sở
GDĐH nhanh chóng đảm bảo năng lực thực hiện tự
chủ bao gồm: Chính sách ưu đãi về thuế (miễn/giảm
thuế) cho các cơ sở GDĐH sau ba năm từ khi được
thực hiện tự chủ; chính sách để các cơ sở GDĐH có
quyền được tiếp cận các nguồn hỗ trợ của Nhà nước;
1...,4,5,6,7,8,9,10,11,12,13 15,16,17,18,19,20,21,22,23,24,...110
Powered by FlippingBook