TCTC (2018) so 5 ky 1 đầy đủ - page 38

37
CHUYÊN ĐỀ: PHÁT TRIỂN KHO BẠC NHÀ NƯỚC ĐẾN NĂM 2020
cơ bản:
- Môi trường bên trong:
Đặt nền tảng cho cách
thức mà rủi ro được xem xét và đề cập tới, bao gồm
triết lý rủi ro, khẩu vị rủi ro, sự nhất quán, các giá
trị đạo đức và môi trường hoạt động.
- Xây dựng mục tiêu:
Mục tiêu phải tồn tại trước
khi cấp quản lý có thể xác định các sự kiện tiềm ẩn
ảnh hưởng đến việc đạt được mục tiêu đặt ra, đảm
bảo rằng ban lãnh đạo sẵn có một quy trình để đặt
ra các mục tiêu và các mục tiêu đã chọn hỗ trợ và
phù hợp với sứ mệnh của tổ chức và nhất quán với
khẩu vị rủi ro của tổ chức đó.
- Nhận dạng sự kiện:
Các sự kiện bên trong và bên
ngoài ảnh hưởng đến việc đạt được các mục tiêu của
tổ chức phải được nhận dạng, phân biệt giữa rủi ro
và cơ hội.
- Đánh giá rủi ro:
Rủi ro được phân tích, xem xét
khả năng và ảnh hưởng, làm căn cứ để quyết định
cách thức quản lý những rủi ro đó.
- Xử lý rủi ro:
Cấp quản lý lựa chọn cách xử lý đối
với rủi ro: Tránh, chấp nhận, giảm thiểu hoặc chia
sẻ rủi ro - xây dựng một bộ các hành động để điều
chỉnh rủi ro phù hợp với giới hạn chấp nhận rủi ro
và khẩu vị rủi ro của tổ chức.
- Các hoạt động kiểm soát:
Các chính sách và thủ
tục được thiết lập và thực thi nhằm đảm bảo các
biện pháp đối phó rủi ro thực hiện hiệu quả.
- Thông tin và tuyên truyền:
Các thông tin phù hợp
được nhận dạng, nắm bắt và truyền đạt dưới hình
thức và khung thời gian để người thực thi thực hiện
trách nhiệm.
- Giám sát:
Việc giám sát được thực hiện thông
qua các hoạt động quản lý đang diễn ra, các đánh
giá tách biệt hoặc cả hai.
Đề xuất khung quản lý rủi ro
trong hoạt động sử dụng ngân quỹ nhà nước
Nội dung cơ bản của Khung quản lý rủi ro
Khung quản lý rủi ro hoạt động sử dụng ngân
quỹ nhà nước bao gồm những nội dung cơ bản sau:
Mục đích; khuôn khổ pháp lý; tuyên bố chung về
quản lý rủi ro; các nguyên tắc cơ bản; tổ chức bộ
máy, phân công trách nhiệm, quyền hạn trong quản
lý rủi ro; quy trình quản lý các loại rủi ro chính (rủi
ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro tác nghiệp);
đánh giá, cập nhật và hoàn thiện Khung quản lý
rủi ro.
Mục đích và khuôn khổ pháp lý của Khung quản lý rủi ro
Khung quản lý rủi ro nhằm đưa ra khuôn khổ,
các quy định mang tính nguyên tắc chung về quản
lý rủi ro mà hoạt động sử dụng ngân quỹ nhà nước
bắt buộc phải tuân thủ để đảm bảo an toàn, hiệu quả
cho ngân quỹ nhà nước.
Khung quản lý rủi ro được xây dựng trên cơ sở
tuân thủ các quy định của Luật NSNN năm 2015,
Nghị định số 24/2016/NĐ-CP, các Thông tư hướng
dẫn của Bộ Tài chính và các văn bản pháp lý có liên
quan khác.
Tuyên bố chung về quản lý rủi ro
Mọi hoạt động sử dụng ngân quỹ nhà nước đều
phải tuân thủ các quy trình, thủ tục đã quy định và
trong khuôn khổ quản lý rủi ro cho phép. KBNN
sẽ tiến hành mọi biện pháp cần thiết để quản lý và
giảm thiểu các rủi ro phát sinh trong hoạt động sử
dụng ngân quỹ nhà nước trong phạm vi năng lực
và điều kiện có thể. Ban Lãnh đạo KBNN đánh giá
quản lý rủi ro là nhiệm vụ trọng tâm, chiến lược
và cam kết tạo mọi điều kiện và bố trí nguồn lực
cần thiết để thiết lập hệ thống quản lý rủi ro một
cách tổng thể và toàn diện. Quản lý rủi ro hoạt động
sử dụng ngân quỹ nhà nước là trách nhiệm chung
của Ban lãnh đạo, tập thể, cá nhân có liên quan đến
nghiệp vụ này.
Nguyên tắc cơ bản của Khung quản lý rủi ro
Khung quản lý rủi ro được xây dựng trên cơ
sở các nguyên tắc cơ bản như: Hoạt động quản lý
rủi ro độc lập với các hoạt động quản lý ngân quỹ
khác; trong mọi tình huống, an toàn ngân quỹ nhà
nước là ưu tiên hàng đầu. KBNN sẽ thực hiện tất cả
biện pháp quản lý rủi ro cần thiết để đảm bảo an
toàn cho ngân quỹ nhà nước trong các hoạt động
sử dụng ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi; hoạt
động quản lý rủi ro tuân thủ các quy định của Chính
phủ, các quy trình, thủ tục về hoạt động sử dụng
ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi; đồng thời
đảm bảo các hoạt động sử dụng ngân quỹ nhà nước
luôn trong khuôn khổ cho phép; ranh giới về thẩm
quyền, trách nhiệm của cá nhân, tập thể trong quản
lý rủi ro hoạt động ngân quỹ nhà nước được thiết
lập một cách rõ ràng, cụ thể nhằm đảm bảo các cá
nhân, tập thể có liên quan đến hoạt động quản lý
ngân quỹ nhận thức rõ phạm vi thẩm quyền, đồng
thời chịu trách nhiệm trong phạm vi thẩm quyền
được giao.
Ngoài ra, các chính sách, quy trình, thủ tục quản
lý rủi ro được theo dõi, rà soát định kỳ để luôn
phù hợp với những thay đổi trong mục tiêu, định
hướng, chính sách quản lý ngân quỹ, cũng như đảm
bảo mọi rủi ro mới được cập nhật kịp thời và có biện
pháp phòng ngừa và giảm thiểu.
1...,28,29,30,31,32,33,34,35,36,37 39,40,41,42,43,44,45,46,47,48,...109
Powered by FlippingBook