TCTC (2018) so 5 ky 1 đầy đủ - page 45

44
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
trừ trường hợp luật, điều ước quốc tế mà Việt Nam
là thành viên có quy định cụ thể về tỷ lệ sở hữu
nước ngoài nhỏ hơn.
Tán đồng với hướng đề xuất trên, trong quá trình
xây dựng dự thảo Luật Chứng khoán sửa đổi, Bộ
Tài chính đề xuất sửa đổi quy định hiện hành theo
hướng: Với những ngành, nghề không quy định tại
Biểu cam kết Tổ chức Thương mại thế giới (WTO)
nằm trong danh mục kinh doanh có điều kiện đối
với NĐT nước ngoái không quy định về sở hữu
nước ngoài, thì tỷ lệ sở hữu nước ngoài được xem
xét áp dụng trong trường hợp này là 100% thay vì
mức 49% như hiện tại sau khi có ý kiến của cơ quan
quản lý chuyên ngành về việc không hạn chế sở hữu
nước ngoài đối với lĩnh vực ngành, nghề đó.
Tuy nhiên, góp ý cho hướng hoàn thiện cơ chế
như trên, một số ý kiến thể hiện góc nhìn thận trọng.
Cụ thể, Bộ Tư pháp, Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam... cho rằng, việc thay đổi tỷ lệ sở hữu nước
ngoài sẽ ảnh hưởng đến DN nói riêng và TTCK nói
chung, đặc biệt trong bối cảnh các chính sách có liên
quan khác của pháp luật chuyên ngành kiểm soát
hoạt động đầu tư chưa được hoàn thiện và đồng
bộ. Do đó, đề nghị cơ quan soạn thảo cần có đánh
giá cụ thể hơn, đồng thời quy định cụ thể về tỷ lệ sở
hữu nước ngoài đảm bảo thống nhất, phù hợp với
Luật Đầu tư và các quy định pháp luật có liên quan,
xem xét mở cửa sở hữu nước ngoài theo hướng thận
trọng đối với các ngành nghề có điều kiện.
Theo đề xuất của Bộ Công Thương, để đảm bảo
phù hợp với cam kết của Việt Nam trong WTO
và bao quát các trường hợp phát sinh trên thực
tế, đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo bổ sung một
số trường hợp vào dự thảo Luật. Cụ thể, đối với
những ngành không cam kết của Việt Nam trong
Biểu cam kết dịch vụ WTO của Việt Nam, chỉ nên
cho phép NĐT nước ngoài nắm giữ tỷ lệ như hiện
hành. Đối với các ngành, nghề đã được quy định
cụ thể tại Biểu cam kết WTO và các điều ước quốc
tế khác, trong đó có quy định “loại trừ ra khỏi cam
kết”, nghĩa là Việt Nam đã cam kết không mở cửa
thị trường trong các lĩnh vực này, nên đề nghị xem
xét những mặt hàng này trên TTCK Việt Nam. Với
trường hợp NĐT nước ngoài đầu tư vào những
ngành nghề không quy định và không được liệt
kê trong Biểu cam kết, thì việc quy định tỷ lệ sở
hữu nước ngoài đối với những ngành nghề này
là 100% cần lưu ý: Phần lớn những ngành nghề
thuộc trường hợp này là những ngành nghề nhạy
cảm, quan trọng đối với Việt Nam, nên việc áp
dụng tỷ lệ sở hữu nước ngoài có thể dẫn đến khó
khăn cho cơ quan quản lý nhà nước đối với một
số mặt hàng mà Việt Nam muốn hạn chế NĐT
nước ngoài đầu tư, kinh doanh. Việc nâng tỷ lệ
sở hữu theo từng trường hợp cụ thể có thể không
phù hợp với nguyên tắc tối huệ quốc (MFN) của
WTO. Việc áp dụng tỷ lệ sở hữu nước ngoài 100%
sẽ dẫn đến các thành viên WTO và đối tác FTA sẽ
đương nhiên được hưởng lợi từ việc Việt Nam mở
cửa thị trường. Do đó, việc nâng tỷ lệ sở hữu nước
ngoài lên 100% có thể ảnh hưởng đến đàm phán
các FTA sau này.
Trước những góp ý trên, cơ quan soạn thảo dự án
Luật Chứng khoán sửa đổi nhất trí với quan điểm trên
của Bộ Công Thương. Theo đó, đối với những ngành
nghề kinh doanh có điều kiện chưa cam kết về tỷ lệ sở
hữu nước ngoài hoặc không đưa vào Biểu cam kết của
Việt Nam trong WTO và các điều ước quốc tế khác,
thì chỉ nâng tỷ lệ sở hữu nước ngoài lên 100% trong
trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật chuyên
ngành không hạn chế sở hữu nước ngoài. Như vậy, cơ
quan quản lý chuyên ngành cần rà soát, quy định về
tỷ lệ sở hữu nước ngoài của các ngành, nghề nêu trên,
sau khi xem xét tính trọng yếu của ngành, cũng như
nhu cầu đàm phán FTA sắp tới (hiện nay, việc bảo lưu
không mở cửa cho nhà đầu tư nước ngoài trong một
số ngành nghề mới chỉ mang tính kỹ thuật, các quy
định pháp luật chuyên ngành không xác định rõ tỷ lệ
sở hữu nước ngoài, hoặc không quy định rõ là không
cho phép nhà đầu tư nước ngoài tham gia).
Theo kế hoạch, dự thảo Luật Chứng khoán sửa
đổi sẽ được đề xuất đưa vào Chương trình xây dựng
luật của Quốc hội năm 2018, sau đó sẽ được trình
cơ quan này xem xét thông qua vào năm 2019. Việc
thành công trong đưa vào dự thảo này cơ chế mới
về thu hút dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài sẽ
không chỉ tháo gỡ những vướng mắc, bất cập hiện
tại mà quan trọng hơn còn tạo bước đột phá về cơ
chế để giúp thị trường chứng khoán Việt Nam thu
hút hiệu quả hơn các dòng đầu tư gián tiếp nước
ngoài trong thời gian tới.
Tài liệu tham khảo:
1. Luật Chứng khoán;
2. Luật Đầu tư;
3. Báocáotổngquanthịtrườngtàichính2017củaỦybanGiámsátTàichínhquốcgia;
4. Nghị định số 60/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sungmột số điều củaNghị định58/2012/
NĐ-CP ngày 20/07/2012 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của
Luật Chứng khoán và Luật sửa đổi, bổ sungmột số điều của Luật Chứng khoán;
5. Quyết định số 252/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược
phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020;
6. Chỉ thị số 07/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục đẩy mạnh triển
khai, thực hiện hiệu quả Nghị quyết 35/NQ-CP về hỗ trợ và phát triển doanh
nghiệp đến năm 2020.
1...,35,36,37,38,39,40,41,42,43,44 46,47,48,49,50,51,52,53,54,55,...109
Powered by FlippingBook