TCTC (2018) so 7 ky 1 (IN)-full - page 61

60
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
sự hình thành của một hệ thống tiền tệ kết nối
toàn cầu, với những giao dịch điện tử được thực
hiện theo thời gian, lĩnh vực tài chính – ngân
hàng sẽ gặp khó khăn hơn trong việc kiểm soát
hệ thống tiền tệ quốc gia. Sự xuất hiện của nhiều
phương tiện thanh toán mới, phi truyền thống
như: Blockchain, cổng thanh toán điện tử, ví điện
tử… cũng sẽ đặt ra các thách thức trong quản
lý. Hay như sự phát triển của các đồng tiền điện
tử như Bitcoin, Litecoin… không phải do Ngân
hàng Trung ương phát hành có thể sẽ ảnh hưởng
mạnh đến thị trường tiền tệ, an ninh tài chính
quốc gia, đặc biệt là từ các giao dịch xuyên biên
giới rất khó kiểm soát.
Bốn là,
thị trường lao động trong lĩnh vực tài
chính, ngân hàng bị ảnh hưởng mạnh. Xét về
tổng thể, tác động dễ nhận thấy nhất của CMCN
4.0 đối với thị trường tài chính Việt Nam đó là
sự thay đổi về cơ cấu lao động trong ngành Tài
chính, từ đó có thể kéo theo những xáo trộn trên
thị trường tài chính. Trước đây, cơ sở dữ liệu
và các thông tin liên quan đến tài chính tiền tệ
thường được lưu trữ chủ yếu trên giấy tờ. Tuy
nhiên, CMCN 4.0 sẽ tạo động lực biến các thủ
tục giấy tờ đó hoạt động chính, chủ yếu trên các
công cụ về công nghệ AI, đám mây dữ liệu, qua
đó giảm thiểu được nguồn nhân lực, lao động
chuyên phụ trách quản lý và thành lập cơ sở
dữ liệu trên giấy. Cấu trúc mô hình kinh doanh
ngành Tài chính – Ngân hàng thay đổi sẽ tạo nên
thách thức đối với ngành này với việc vai trò của
các chi nhánh ngân hàng sẽ giảm bớt (không
còn là kênh phân phối chủ yếu trong tương lai,
nhường chỗ cho các phương tiện di động và thiết
bị tự phục vụ), khiến cho số lượng lao động nhân
viên của các ngân hàng, tổ chức tài chính, công
ty chứng khoán được dự báo sẽ giảm đi đáng
kể. Cụ thể, CMCN 4.0 với các ứng dụng của dữ
liệu lớn, rô-bốt có thể gây ra mất việc làm lớn
đối với ngành Chứng khoán và Bảo hiểm tại Việt
Nam, đặc biệt là những nghề như môi giới chứng
khoán, đại lý bảo hiểm, tư vấn bảo hiểm...
Một số đề xuất
Để hạn chế các tác động, ảnh hưởng tiêu cực và
tận dụng những cơ hội từ CMCN 4.0 đối với lĩnh vực
tài chính, ngân hàng của Việt Nam, góp phần thúc
đẩy thị trường tài chính phát triển ổn định, bền vững,
trong thời gian tới cần chú ý một số nội dung sau:
Về phía cơ quan quản lý
- Tiếp tục nghiên cứu, nắm rõ những tác động
của CMCN 4.0 để có những đối sách hợp lý, phục
vụ hiệu quả cho việc vận hành, quản lý và giám sát
thị trường tài chính. Theo các chuyên gia kinh tế,
thị trường tài chính Việt Nam hiện nay đang đặt ra
nhiều thách thức rất lớn cho các nhà quản lý. Các
công ty cung cấp dịch vụ tài chính đã và đang trở
nên manh mẽ hơn bao giờ hết khi tận dụng được
sự tiến bộ của công nghệ viễn thông vào quá trình
cung cấp dịch vụ của mình. Khách hàng sử dụng
dịch vụ tài chính có nhiều sản phẩm tài chính hơn
để lựa chọn, song họ cũng dễ bị tổn thương hơn.
Do vậy, với tư cách là người điều tiết thị trường,
các đơn vị quản lý nhà nước trong lĩnh vực tài
chính sẽ cần phải thay đổi nhận thức để kịp nắm
bắt xu thế. Đặc biệt, cần nâng cao nhận thức, đào
tạo kiến thức, hiểu biết về cuộc CMCN 4.0; Chú
trọng tổ chức tuyên truyền, hội thảo, đào tạo kiến
thức nâng cao năng lực, hiểu biết cho lãnh đạo, cán
bộ các cấp của ngành Tài chính về CMCN 4.0 cũng
như mục tiêu chuyển đổi số ngành Tài chính trong
thời gian tới…
- Tiếp tục xây dựng kiến trúc Chính phủ điện tử
ngành Tài chính, kiến trúc cơ sở dữ liệu quốc gia
về tài chính hướng tới kiến trúc tài chính số theo
hướng ứng dụng mạnh mẽ hơn công nghệ mới vào
các lĩnh vực hoạt động quản lý, chỉ đạo điều hành
của Ngành; Chú trọng đề xuất về dữ liệu lớn, trí tuệ
nhân tạo, chuỗi khối, internet kết nối vạn vật. Trong
giai đoạn trước mắt, cần tập trung triển khai kiến
trúc Chính phủ điện tử và hoàn thành xây dựng
Cơ sở dữ liệu quốc gia về Tài chính trên cơ sở tích
hợp, liên thông và chia sẻ thông tin trong ngành Tài
chính; Triển khai đám mây ngành Tài chính ở mức
hạ tầng và sử dụng đám mây chung đảm bảo tính
hiệu quả và an toàn thông tin toàn diện; Xây dựng
nền tảng tích hợp chia sẻ dữ liệu, dịch vụ ngành Tài
chính đảm bảo thông suốt và gắn kết giữa các hệ
thống trong và ngoài ngành (của Chính phủ, của các
bộ, ngành và các tổ chức khác)… Cần thiết lập, phát
triển thành công nền tảng công nghệ mới (điện toán
đám mây, vạn vật kết nối, dữ liệu lớn) để hỗ trợ tối
đa cho việc phát triển các sản phẩm tài chính định
hướng dịch vụ, tạo thành một hệ sinh thái tài chính
Xét về tổng thể, tác độngdễ nhận thấy nhất của
CMCN 4.0 đối với thị trường tài chính Việt Nam
là sự thay đổi về cơ cấu lao động trong ngành
Tài chính, kéo theo những xáo trộn trên thị
trường tài chính. Cụ thể, CMCN 4.0 với các ứng
dụng của dữ liệu lớn, rô-bốt có thể gây ra mất
việc làm với những nghề như môi giới chứng
khoán, đại lý bảo hiểm, tư vấn bảo hiểm...
1...,51,52,53,54,55,56,57,58,59,60 62,63,64,65,66,67,68,69,70,71,...129
Powered by FlippingBook