TCTC ky 1 thang 9-2016 - page 24

26
CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY DOANH NGHIỆP VIỆT NAM KHỞI NGHIỆP
lượng DN khởi nghiệp thành lập mới tại Hàn Quốc
đã tăng từ 74.162 lên 84.697 DN.
Giống như các quốc gia khác trên thế giới,
tại Hàn Quốc có khoảng 80% DNNVV phải vay
vốn ngân hàng để phục vụ cho hoạt động sản
xuất kinh doanh. Tuy nhiên, hệ thống ngân hàng
thương mại ở Hàn Quốc hoạt động theo nguyên
tắc bảo toàn vốn, không mạo hiểm với những
rủi ro. Vì vậy, các DN khởi nghiệp ở nước này
muốn tiếp cận được nguồn vốn vay từ các ngân
hàng phải đáp ứng được quy định ngặt nghèo
về thế chấp tài sản. Tuy nhiên, trên thực tế có rất
ít DN khởi nghiệp ở Hàn Quốc đáp ứng được
điều kiện này. Thêm vào đó, các DNNVV cũng
chưa đáp ứng được những quy định niêm yết
trên thị trường chứng khoán nên không thể huy
động được nguồn vốn từ hình thức này. Trong
khoảng từ 5 - 6 năm kể từ khi thành lập, DN
khởi nghiệp có thể huy động vốn từ các “NĐT
thiên thần” (tức là những cá nhân bỏ vốn để đầu
tư vào DN khởi nghiệp với những điều kiện có
lợi cho DN khởi nghiệp) để phục vụ cho nhu cầu
hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, rủi ro
cũng có thể xảy ra nếu nhóm “NĐT thiên thần”
thoái vốn thì DN khởi nghiệp sẽ gặp phải những
khó khăn khi huy động vốn trên các thị trường
truyền thống như Sàn Chứng khoán KOSDAQ
do vẫn chưa đáp ứng được những yêu cầu niêm
yết trên thị trường. Để h trợ các DNNVV nói
chung và DN khởi nghiệp nói riêng tiếp cận
nguồn vốn từ thị trường, cũng như tạo cơ chế
thoái vốn dễ dàng hơn cho NĐT, tháng 7/2013,
Chính phủ Hàn Quốc đã thành lập Sàn Giao dịch
chứng khoán Korea New Exchange (viết tắt là
Sàn KONEX) để giải quyết vấn đề này.
Về bản chất, Sàn KONEX cũng giống với sàn
giao dịch chứng khoán dành cho các công ty đại
hết được gọi là khởi nghiệp mà chủ yếu phụ thuộc
vào bản thân chính DN tuyên bố không còn coi mình
là khởi nghiệp.
Ở Hàn Quốc, DN khởi nghiệp thuộc nhóm DN
nhỏ và vừa (DNNVV) đóng vai trò là trụ cột trong
nền kinh tế. Theo Cơ quan quản lý DNNVV, hiện
nay, Hàn Quốc có khoảng 3,1 triệu DNNVV, trong
đó, số lượng DN vừa chiếm khoảng 8,7%, DN nhỏ
tương đương 3,4% và DN siêu nhỏ chiếm tỷ lệ đa
số (87,7%), thu hút khoảng 11 triệu lao động, chiếm
87% tổng số lượng lao động Hàn Quốc. Số DNNVV
này hàng năm sản xuất ra lượng sản phẩm trị giá
khoảng 447 tỷ USD hàng năm.
Trong những năm qua, Chính phủ Hàn Quốc đã
có các chính sách xúc tiến thương mại, đầu tư nhằm
cải thiện môi trường hoạt động kinh doanh của
DNNVV nói chung và DN khởi nghiệp nói riêng.
Tuy nhiên, trước những biến động liên tục của nền
kinh tế thế giới trong những năm qua khiến Chính
phủ Hàn Quốc phải tiến hành những cải cách trong
chiến lược h trợ cho DN khởi nghiệp.
Nếu như trước đây chiến lược h trợ đối với khu
vực DNNVV của Chính phủ Hàn Quốc là h trợ
trực tiếp hay bảo hộ những sản phẩm đầu ra thì
chiến lược h trợ DNNVV mới sẽ góp phần nâng
cao khả năng hợp tác và cạnh tranh của DN, phát
triển sản phẩm mới theo định hướng khách hàng.
Đặc biệt, giúp DNNVV của Hàn Quốc có khả năng
tồn tại độc lập cũng như có năng lực cạnh tranh trên
thị trường toàn cầu.
Một trong những điểm nổi bật của chiến lược h
trợ DNNVV mới là Chính phủ Hàn Quốc khuyến
khích sự phát triển của các DN khởi nghiệp và mở
rộng hệ sinh thái khởi nghiệp. Nhờ đó, số lượng
DN khởi nghiệp thành lập mới tại nước này không
ngừng tăng lên. Theo số liệu thống kê của Ủy ban
Dịch vụ Tài chính Hàn Quốc, từ năm 2012 - 2014, số
BẢNG 1. CÁC YÊU CẦU VỀ CÔNG KHAI THÔNG TIN TRÊN SÀN KONEX
Hình thức thông tin công bố
Công ty niêm yết trên sàn
chứng khoán thông thường
DNNVV niêm yết
trên Sàn KONEX
Yêu cầu
công bố
công khai
thông tin
Báo cáo tài chính quý
Miễn
Báo cáo tổng hợp định kỳ hàng năm (bao gồm báo cáo đã kiểm toán)
Báo cáo định kỳ 6 tháng
Miễn
Các thông tin bắt buộc phải công bố
Khoảng 70 loại thông tin
Một số thông tin
cơ bản như gian
lận hay biển thủ
Nguồn: Tác giả tổng hợp
1...,14,15,16,17,18,19,20,21,22,23 25,26,27,28,29,30,31,32,33,34,...86
Powered by FlippingBook