K2 T2 - page 17

TÀI CHÍNH -
Tháng 2/2017
17
Phương pháp nghiên cứu
Các giả thuyết nghiên cứu gồm:
H1: Cơ sở vật chất của cơ quan thuế có quan hệ
thuận với sự hài lòng của người nộp thuế.
H2: Sự minh bạch của các thủ tục thuế có quan
hệ thuận với sự hài lòng của người nộp thuế.
H3: Năng lực chuyên môn của cán bộ thuế có
quan hệ thuận với sự hài lòng của người nộp thuế.
H4: Thái độ ứng xử của cán bộ thuế có quan hệ
thuận với sự hài lòng của người nộp thuế.
H5: Tính tin cậy về các tuyên bố của cơ quan
thuế có quan hệ thuận với sự hài lòng của người
nộp thuế.
H6: Sự công bằng của cơ quan thuế trong đối xử
với người nộp thuế có quan hệ thuận với sự hài lòng
của người nộp thuế
H7: Sự đáp ứng thông tin của cơ quan thuế có
quan hệ thuận với sự hài lòng của người nộp thuế.
Mẫu nghiên cứu
Tác giả chọn mẫu xác suất có phân nhóm người
nộp thuế. Tiêu chí phân nhóm gồm: (i) Số năm
hoạt động của DN; (ii) Thành phần kinh tế; (iii)
Quy mô DN.
Kích thước mẫu: Xác định theo công thức: n = N/
(1 + N.e2), trong đó: n: Kích thước mẫu nghiên cứu;
N: Số lượng DN đang hoạt động; e: Sai số ước lượng
của mô hình. Theo đó, với sai số 5% thì kích thước
mẫu yêu cầu số lượng người nộp thuế tối thiểu có
trả lời hợp lệ phiếu khảo sát là gần 400.
Thu thập dữ liệu: Kết quả có 574 bảng hỏi được
trả lời, trong đó: 552 người nộp thuế trả lời online,
19 người nộp thuế trả lời bản giấy và 3 người nộp
thuế phỏng vấn trực tiếp.
Làm sạch dữ liệu: Loại bỏ các trường hợp trả lời
không phù hợp (ví dụ: Trả lời cùng một mức độ
cao nhất hoặc thấp nhất ở tất cả các mục hỏi; trả
lời giữa các mục hỏi có sự đối nghịch, mâu thuẫn
bất thường..). Kết quả đã loại bỏ 83 bảng hỏi (gồm
77 bản trả lời online, 6 bản trả lời trên giấy), còn lại
491 (=574-83) bảng hỏi được đưa vào phân tích. Như
vậy, với quy mô mẫu phân tích là 491, thoả mãn tiêu
chí về kích thước mẫu tối thiểu là gần 400.
Kiểm định độ tin cậy của thang đo (Cronbach’s
Alpha). Thang đo và các biến quan sát được chọn
khi thang đo có Cronbach’s Alpha > 0,7; Các biến
quan sát có hệ số tương quan biến - tổng > 0,3; và
hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến không lớn hơn
Cronbach’s Alpha của thang đo. Các biến quan sát
không thoả mãn điều kiện trên sẽ bị loại. Kết quả
kiểm định độ tin cậy của thang đo cho thấy tất cả
các biến đều được chọn.
Phân tích nhân tố khám phá (EFA): Để dữ liệu
khảo sát được gom có hệ thống trên cơ sở độ tụ và
độ phân biệt của các nhóm biến quan sát, tác giả
sử dụng EFA với phương pháp rút trích qua phân
tích thành phần chính (PCA) và sử dụng phép xoay
Varimax với vòng lặp rút trích dừng khi Eigenvalues
nhỏ hơn 1 và tổng phương sai trích không thấp hơn
50%. Kết quả EFA cho thấy, các biến quan sát độc lập
có hệ số KMO = 0,961 (nằm trong khoảng [0,5;1]) và
giá trị kiểm định Bartlet (Barlet’s test) có Sig. = 0,000
< 0,05. Đồng thời, các biến quan sát được rút trích
vào 6 thang đo tại Eigenvalues = 1,127 > 1 và tổng
phương sai trích = 73,006% > 50%. Điều này chứng
tỏ các thang đo đủ tiêu chuẩn để thực hiện phân tích
tương quan và hồi quy.
Phân tích tương quan (Hệ số Pearson): Tại ma
trận xoay, các biến quan sát được gom thành 6
nhóm; các giá trị Sig. (2-tailed) đều nhỏ hơn 0,5 nên
các biến quan sát có tương quan với nhau và có ý
nghĩa thống kê phục vụ phân tích hồi quy.
Phân tích hồi quy: Trên cơ sở mô hình tạo bởi 6
nhóm biến độc lập, gồm: (i) NLPV: Năng lực phục
vụ của cơ quan thuế; (ii) SMB: Sự minh bạch trong
giải quyết TTHC thuế của cơ quan thuế; (iii) CBDC:
Sự công bằng, dân chủ trong giải quyết TTHC thuế
của cơ quan thuế; (iv) CSVC: Cơ sở vật chất của cơ
quan thuế; (v) DUTT: Sự đáp ứng thông tin kịp thời,
đầy đủ của cơ quan thuế; (vi) STC: Sự tin cậy vào
cách thức và kết quả giải quyết TTHC thuế của cơ
quan thuế.
Sử dụng phương pháp Stepwise, kết quả hồi quy
thu được mô hình có R
2
cao nhất là 0.699. Đây là mô
hình tốt nhất với 4 biến độc lập là DUTT, CBDC,
STC, NLPV; các biến còn lại là SMB, CSVC có tác
động không đáng kể đến mức độ hài lòng của người
nộp thuế. Điều này cho biết các biến độc lập giải
thích được 69,9% biến phụ thuộc MĐHL. Đồng
thời, các giá trị VIF của các biến độc lập nhỏ hơn 10
(theo Pallant, 2007) gồm: DUTT=2,071; CBDC=2,296;
STC=2,742; NLPV=3,079, do đó, không có hiện tượng
đa cộng tuyến; và hệ số hồi quy của các biến độc lập
DUTT, CBDC, STC, NLPV lần lượt là 0,319; 0,272;
Để giúp người nộp thuế thực hiện các thủ tục
hành chính thuế được dễ dàng hơn, cơ quan
thuế hỗ trợ người nộp thuế thông qua tuyên
truyền, giáo dục, hướng dẫn, tư vấn cho người
nộp thuế. Hỗ trợ người nộp thuế được xác lập
là một trong các chức năng của quản lý thuế.
Trong thực tế, hoạt động hỗ trợ người nộp thuế
của cơ quan thuế được gọi là dịch vụ công.
1...,7,8,9,10,11,12,13,14,15,16 18,19,20,21,22,23,24,25,26,27,...120
Powered by FlippingBook