K2 T3 - page 18

16
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
chi hoạt động nghiệp vụ, chi cung ứng dịch vụ, chi
đầu tư phát triển); Chi mua sắm và sửa chữa thiết
bị: mua sắm, sửa chữa các thiết bị, phòng học, duy
tu bảo dưỡng…; Chi cho các hoạt động NCKH,
tổ chức hội thảo; Chi đào tạo liên kết, (ở một số
trường có các hoạt động liên kết với các trường
CĐ, ĐH khác trong cả nước hoạt một số các trường
quốc tế).
Thực trạng nghiên cứu khoa học
tại các trường đại học và những vấn đề đặt ra
Để khoa học công nghệ thực sự là quốc sách
hàng đầu, đòi hỏi các nhà NCKH, nhất là giảng
viên tại các trường CĐ, ĐH phải là lực lượng nòng
cốt trong việc nghiên cứu và ứng dụng các kết quả
nghiên cứu đó vào mọi lĩnh vực của đời sống.
Nhìn chung, hoạt động NCKH của đội ngũ
giảng viên trường CĐ, ĐH đã có những đóng góp
đáng kể vào thành tích chung của các nhà trường
như: hệ thống giáo trình, đề cương bài giảng, tài
liệu tham khảo khá đầy đủ và có chất lượng tốt
phục vụ công tác giáo dục, đào tạo.
Nội dung các chương trình đào tạo được xây
dựng mới và liên tục được điều chỉnh bổ sung
và ngày càng hoàn thiện; các phương pháp, hình
thức tổ chức dạy và học không ngừng được cải
tiến theo hướng hiện đại hiệu quả; công tác quản
lý của nhà trường được đổi mới, có tính chuyên
nghiệp cao hơn.
Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu của một số đề
tài các cấp đã góp phần làm sáng tỏ nhiều vấn đề lý
luận và thực tiễn quan trọng áp dụng trong giảng
dạy và học tập phù hợp với các chuyên ngành đào
tạo; giúp đội ngũ khoa học của các trường nhanh
chóng trưởng thành về nhiều mặt…
Tuy nhiên, hoạt động NCKH vẫn tồn tại những
khó khăn như: Quy mô đào tạo phát triển nhanh,
giờ giảng nhiều, giảng viên chưa dành thời gian
cho hoạt động NCKH; Tài chính cho NCKH tăng
lên theo từng năm nhưng vẫn chưa đáp ứng nhu
cầu thực tiễn đặt ra.
Số lượng giảng viên tham gia (và được tham
gia) NCKH không nhiều, một tỷ lệ nhỏ trong số đó
chưa thật nhiệt tình và say mê nghiên cứu, vì thế,
nhiều công trình nghiên cứu vẫn còn nghèo về chất
lượng, hàm lượng khoa học thấp.
Tình trạng đối phó trong NCKH cũng đang
diễn ra. Tư tưởng đối phó “làm cho xong”, cũng
như nhiều khi mục đích đặt ra nặng về lợi ích kinh
tế nên việc “cắt - dán” hay “xào - nấu lại” vẫn diễn
ra trong hoạt động NCKH.
Bên cạnh đó, trình độ ngoại ngữ của cán bộ khoa
học còn chưa cao. Điều này ảnh hưởng nhất định
tới sự tiếp cận các thành tựu khoa học mới trên thế
giới cũng như giao lưu, quảng bá học thuật.
Nguyên nhân cơ bản dẫn đến những hạn chế
trên là do hầu hết các giảng viên có khả năng
NCKH đều là những người đã có thâm niên công
tác, có học hàm, học vị và cả thành tích nghiên cứu
cũng như giảng dạy, tuy nhiên họ lại thường là
lãnh đạo, quản lý nên thời gian dành cho NCKH
thường không nhiều.
Định mức giảng dạy của các giảng viên quá
cao. Theo Quyết định số 64/2008/QĐ-BGDĐT của
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, giảng viên có
chức danh càng cao thì số giờ giảng dạy càng nhiều
(Giáo sư, giảng viên cao cấp = 360 giờ; Phó giáo sư,
giảng viên chính = 320 giờ ; Giảng viên = 280 giờ).
Đây đã là số giờ chuẩn tương đối nhiều, song trên
thực tế ở một số chuyên ngành số giờ mà giảng
viên thực dạy còn lớn hơn, có nhiều trường hợp
gấp đôi số định mức. Với số giờ giảng nhiều như
vậy, giảng viên không còn thời gian và sức lực cho
NCKH.
Để NCKH có chất lượng, đòi hỏi có đội ngũ
giảng viên có học vị cao, trình độ ngoại ngữ và khả
năng tin học thành thạo. Tuy nhiên, đội ngũ giảng
viên như thế vẫn còn rất mỏng.
Trong khi đó, thù lao được trả lại chưa tương
xứng. Trước đây, kinh phí cấp cho đề tài NCKH
cấp cơ sở rất thấp, khoảng từ 15 - 20 triệu/đề tài,
bài báo đăng trên tạp chí của nhà trường và ngành
được tính khoảng từ 50.000đ – 70.000đ/trang. Hiện
nay, tất cả bài báo, tài liệu tham khảo... đều được
quy về tiết chuẩn NCKH không được trính ra tiền
hoặc cách tính khác... vì thế chưa thu hút được
giảng viên tham gia NCKH và chất lượng công
trình không cao.
Trước những thực trạng trên, đang đặt ra một
số vấn đề cần giải quyết nhằm nâng cao chất
lượng NCKH:
Thứ nhất,
cần tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo
sát sao của các nhà quản lý khoa học; năng lực
NCKH của giảng viên; trách nhiệm của hội đồng
khoa học đối với các đề tài nghiên cứu.
Hoạt động nghiên cứu khoa học vẫn tồn tại
những khó khăn như: Quy mô đào tạo phát
triển nhanh, giờ giảng nhiều, giảng viên chưa
dành thời gian cho hoạt động nghiên cứu khoa
học; Tài chính cho nghiên cứu khoa học tăng
lên theo từng năm nhưng vẫn chưa đáp ứng
nhu cầu thực tiễn đặt ra.
1...,8,9,10,11,12,13,14,15,16,17 19,20,21,22,23,24,25,26,27,28,...122
Powered by FlippingBook