K2 T3 - page 24

22
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
khuyên đáng quý đối với hoạt động kinh doanh
mà còn là nơi có thể cung cấp nguồn hỗ trợ tài
chính cần thiết.
Về phía Chính phủ
Được coi là Quốc gia Khởi nghiệp, Israel đã
trở thành một trung tâm toàn cầu với tỷ lệ công
ty khởi nghiệp bình quân đầu người cao nhất thế
giới, tính ra trung bình có 1 DN khởi nghiệp/2.000
dân. Tuy nhiên, ít ai biết rằng để có được sự phát
triển như ngày nay, Israel đã trải qua nhiều thời
kỳ để biến một mảnh đất khô cằn trở thành một
trung tâm nông nghiệp trên thế giới, đặc biệt là
phát triển và trở thành một quốc gia bậc nhất thế
giới về sáng tạo công nghệ.
Từ kinh nghiệm của Israel, Việt Nam cần học
hỏi về mặt lý luận lẫn kinh nghiệm thực tiễn.
Trong đó, Việt Nam có thể học hỏi kinh nghiệm
việc xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới
sáng tạo ở cấp vĩ mô và vi mô, đặc biệt tập trung
vào các nhóm chính sách cụ thể của Chính phủ,
thể chế vận hành của cộng đồng khởi nghiệp tại
một số ngành nghề chủ đạo. Đồng thời, đề xuất
các chương trình hành động của Chính phủ để
xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng
tạo tại Việt Nam nếu muốn hiện thực hóa mục
tiêu “quốc gia khởi nghiệp”.
Theo đó, trong thời gian tới, Chính phủ cần
quan tâm hơn nữa cho các DNNVV và các nhà
đầu tư nhằm xây dựng, hoàn thiện thể chế chính
sách, pháp luật và tổ chức thực hiện thể chế chính
sách về khởi nghiệp và hỗ trợ phát triển DN. Chỉ
đạo các ban ngành liên quan phối hợp chặt chẽ
với các trường đại học thông qua các hoạt động
như đào tạo giảng viên về DN xã hội, hội thảo
khoa học về lồng ghép DN xã hội vào trường đại
học, một số nội dung của tinh thần khởi nghiệp
vì xã hội, DN xã hội. Đẩy mạnh các hoạt động
tư vấn, nâng cao năng lực cho khối DN xã hội
thông qua việc khảo sát nhu cầu nâng cao năng
lực của DN xã hội, tiến hành khóa đào tạo cho tư
vấn viên, hướng dẫn viên cho DN xã hội, sau đó
thực hiện hoạt động đào tạo lại và tư vấn trực tiếp
cho các DN xã hội tham gia chương trình.
Hiện nay, hệ thống pháp luật Việt Nam vẫn
đang còn hạn chế, thiếu đi những thiết chế pháp lý
cần thiết nhằm bảo vệ vững chắc quyền và lợi ích
của DN. Việt Nam đã có nhiều tiến bộ trong việc
trở thành quốc gia có môi trường đầu tư thông
thoáng, nhưng lại chưa có những nỗ lực tương
thích bảo đảm an toàn cho hoạt động đầu tư, kinh
doanh nói chung và khởi nghiệp nói riêng. Do
vậy, rất cần một sự thay đổi tổng thể về chính sách
nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của cộng đồng
DN nói chung và DN khởi nghiệp nói riêng.
Kinh nghiệm tại quốc gia khởi nghiệp Israel
cũng cho thấy, việc tiếp cận các nguồn đầu tư tài
chính luôn là vấn đề đau đầu của các DN khởi
nghiệp. Các DN thường tập trung tìm kiếm nguồn
vốn đầu tư từ các nhà đầu tư có tiềm lực tài chính
lớn hoặc từ các tổ chức tín dụng. Tại Việt Nam,
hiện nay, đối với hoạt động khởi nghiệp, tùy tính
chất, quy mô từng sản phẩm, các ngân hàng sẽ
quyết định mức vốn và thời hạn vay. Tuy nhiên,
việc tiếp cận vốn vay ngân hàng không hề dễ đối
với hầu hết các DN. Do vậy, Chính phủ cần có cơ
chế khuyến khích, ưu đãi đối với nhà đầu tư nói
chung và ngân hàng nói riêng. Ngoài ra, cần có
cơ chế thông thoáng và được khích lệ hơn để huy
động các nguồn lực xã hội vào việc đầu tư mạo
hiểm bởi thông thường các quỹ đầu tư mạo hiểm
thường quan tâm đến các tiềm năng của những
dự án khởi nghiệp.
Có thể nói, xây dựng và phát triển hệ sinh thái
khởi nghiệp để phát triển kinh tế là một lựa chọn
đúng của Việt Nam vì mục tiêu hướng đến một nền
kinh tế và xã hội phát triển sáng tạo và bền vững.
Với nỗ lực của Chính phủ Việt Nam trong thời gian
vừa qua, tin rằng sẽ sớm có các cơ chế mới hỗ trợ
cho sự phát triển cho các DN khởi nghiệp và tạo ra
hệ sinh thái khởi nghiệp ngày càng phát triển, ổn
định hơn trong thời gian tới.
Tài liệu tham khảo
1. Bí quyết kinh doanh của người Do Thái (2014), Tri Thức Việt, NXB Thanh
Hóa;
2. Nguyễn Ngọc Huyền, Giáo trình Khởi sự kinh doanh, NXB Đại học Kinh
tế Quốc dân, 2012;
3. An Phong (2017), Các startup Việt nhận 250 triệu USD vốn đầu tư trong
năm 2016, Nhịp cầu Đầu tư;
4. Bảo Sơn (2016), Quốc gia khởi nghiệp: Con đường đi đến phồn vinh;
Diễn đàn DN;
5. Hải Vân (2016), Tạo hệ sinh thái cho khởi nghiệp, Doanh nhân Sài Gòn;
6. Dan Senor & Saul Singger (2014), Quốc gia khởi nghiệp, NXB thế giới.
Kinhnghiệmtại Israel cho thấy, việc tiếp cận các
nguồn đầu tư tài chính luôn là vấn đề đau đầu
của các doanh nghiệp khởi nghiệp. Các doanh
nghiệp thường tập trung tìm kiếm nguồn vốn
đầu tư từ các nhà đầu tư có tiềm lực tài chính
lớn hoặc từ các tổ chức tín dụng. Do vậy, Chính
phủ cần có cơ chế khuyến khích, ưu đãi đối với
nhà đầu tư nói chung và ngân hàng nói riêng.
1...,14,15,16,17,18,19,20,21,22,23 25,26,27,28,29,30,31,32,33,34,...122
Powered by FlippingBook