K2 T3 - page 25

TÀI CHÍNH -
Tháng 3/2017
23
thành một kênh huy động vốn quan trọng cho đầu
tư phát triển kinh tế - xã hội.
Năm 2016, TTCK Việt Nam được đánh giá là 1
trong 5 thị trường có mức tăng trưởng cao nhất tại
khu vực Đông Nam Á, với các con số ấn tượng: Chỉ
số VN-Index tăng 15%, mức vốn hóa thị trường đạt
1.947 nghìn tỷ đồng, tương đương 43,2% GDP năm
2016, tăng 43% so với cuối năm 2015.
Thanh khoản cải thiện mạnh, quy mô giao dịch
bình quân đạt 6.900 tỷ đồng/phiên, tăng 40% so với
bình quân/phiên năm 2015. Tổng mức vốn huy động
trên TTCK ước đạt 355 nghìn tỷ đồng, tăng 18% so
với năm 2015. Đáng chú ý, tổng giá trị thu được qua
CPH thoái vốn trên TTCK đạt trên 22 nghìn tỷ đồng.
Về hoạt động đầu tư, số lượng tài khoản nhà đầu
tư đạt khoảng 1,69 triệu tài khoản, tăng 8% so với
cuối năm 2015. Giá trị danh mục đầu tư nước ngoài
(ĐTNN) duy trì ở mức cao, đạt 17,2 tỷ USD vào cuối
tháng 11/2016 (tăng 17% so với cuối năm 2015).
Đến nay, quy mô của TTCK (gồm cả cổ phiếu và
trái phiếu) hiện đạt trên 70% GDP, tổng giá trị huy
động vốn qua TTCK ước đạt trên 2 triệu tỷ đồng,
đóng góp bình quân 24% tổng vốn đầu tư toàn xã
hội và huy động được hơn 17 tỷ USD vốn đầu tư
gián tiếp nước ngoài.
Tính đến ngày 6/3/2017, chỉ số VN-Index đóng
cửa ở mức 716,29 điểm, mức cao nhất trong vòng 10
năm, tăng 7,7% so với cuối năm 2016. Chỉ số HNX-
Index đóng cửa ở mức 86,55%, tăng 8% so với cuối
năm 2016. Mức vốn hóa thị trường đạt hơn 2.260
nghìn tỷ đồng (tương đương 50,3% GDP), tăng
16% so với cuối năm 2016 và là mức cao nhất từ khi
thành lập thị trường.
Thanh khoản thị trường cải thiện, giao dịch bình
quân 1 phiên đạt 7.365 tỷ đồng, tăng 49% so với
Những bước tiến vượt bậc
của thị trường chứng khoán Việt Nam
Trong bối cảnh kinh tế vĩ mô trong nước ổn định,
hoạt động tái cơ cấu nền kinh tế được đẩy mạnh,
Chính phủ tiếp tục triển khai nhiều biện pháp quyết
liệt, xây dựng nền hành chính kiến tạo, cải thiện môi
trường đầu tư kinh doanh, duy trì động lực tăng
trưởng; kinh tế vĩ mô ổn định; tổng phương tiện
thanh toán và dư nợ tín dụng cải thiện. Các giải
pháp tài chính và chính sách thúc đẩy cổ phần hóa
(CPH), gắn CPH với niêm yết/đăng ký giao dịch
trên thị trường chứng khoán (TTCK) đã mang lại
hiệu quả tích cực trong việc tăng nguồn hàng chất
lượng cho TTCK.
Công tác tái cấu trúc TTCK đã đạt được những
kết quả tích cực. Trên cơ sở đó, TTCK Việt Nam
đã duy trì được tốc độ tăng trưởng tốt, ngày càng
khẳng định rõ vai trò và vị thế trong nền kinh tế, trở
PHÁT TRIỂNTHỊ TRƯỜNG
CHỨNG KHOÁNVIỆT NAMTRONGBỐI CẢNHmới
ThS. Trần Thị Phượng
- Cao đẳng Cộng đồng Hà Nội
Trải qua chặng đường 20 năm không ngừng nỗ lực phấn đấu, vị trí và vai trò của ngành Chứng khoán Việt
Nam đã từng bước khẳng định vị rõ nét trong nền kinh tế. Để đạt mục tiêu đề ra trong Chiến lược phát
triển thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 với không ít khó khăn, thách thức, Ủy ban
Chứng khoán Nhà nước đã và đang thực hiện nhiều giải pháp trọng tâm để phát triển ổn định, bền vững
thị trường chứng khoán Việt Nam.
Từ khóa: Thị trường chứng khoán, nhà đầu tư, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, tái cơ cấu, kinh tế
With more than 20 years of development,
the role of Vietnam’s stock exchange has been
more definite among industries. To achieve
goals termed in the Development Plan for
Vietnam Stock Exchange (2011-2020), State
Security Commission has been implementing
concentrated solutions to consolidating
mechanisms and policies to pave the way for
local and foreign investors.
Keywords: stock market, investor, State Security
Commission, economic, restructure
1...,15,16,17,18,19,20,21,22,23,24 26,27,28,29,30,31,32,33,34,35,...122
Powered by FlippingBook