K2 T3 - page 20

18
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
lý giữa Chính phủ và chính quyền địa phương các
cấp, giữa các cơ quan có chức năng quản lý chuyên
ngành với các cơ quan, đơn vị được giao quản lý
gắn với sử dụng tài sản nhà nước. Đồng thời, xác
định rõ thẩm quyền, trách nhiệm của từng cấp trong
quản lý; trách nhiệm của từng đơn vị trong sử dụng
tài sản.
Theo Cơ sở Dữ liệu quốc gia, giá trị về TSCĐ qua
các năm có xu hướng tăng, cụ thể: Trong tổng số
TSCĐ tại khu vực hành chính sự nghiệp nêu trên,
TSCĐ tại đơn vị sự nghiệp công lập chiếm tỷ trọng
lớn nhất (bình quân là 64,53% về hiện vật và 69,06%
về giá trị). Sự gia tăng của TSCĐ chủ yếu là dưới
hình thức mua sắm. Theo quy định, các đơn vị mua
sắm tài sản phải theo dự toán được duyệt, nhưng
hầu hết các dự toán lại không sát với nhu cầu thực
tế (về chủng loại, chất lượng và giá cả). Nhiều đơn
vị khi lập dự toán chưa xuất phát từ nhu cầu thực
tế dẫn đến khi mua tài sản về sử dụng không hiệu
quả, để tồn kho gây lãng phí. Mặc dù Chính phủ và
Bộ Tài chính có những văn bản quy định rất chặt chẽ
về quy định mua sắm và quản lý tài sản nhưng hình
thức đấu thầu vẫn còn phổ biến, từ đó dẫn đến tiêu
cực như nâng khống giá hoặc thay đổi chủng loại để
thu lợi bất chính, chưa thực sự quan tâm đến chất
lượng tài sản.
Đặc biệt, trong vài năm gần đây, mặc dù Chính
phủ cho phép thí điểm thực hiện một số phương
thức mới trong quản lý, sử dụng TSCĐ của nhà nước
như: Mua sắm tập trung đối với những tài sản có số
lượng mua sắm nhiều, giá trị mua sắm lớn, đầu tư
xây dựng công trình sự nghiệp theo hình thức đối
tác công - tư (PPP), đầu tư công - quản lý tư; Nhà
nước có chính sách ưu đãi trong sử dụng đất đai,
khuyến khích xã hội hóa các hoạt động trong lĩnh
Quản lý, sử dụng tài sản cố định
tại các đơn vị hành chính sự nghiệp
Hiện nay, hành lang pháp lý quy định về quản
lý, sử dụng tài sản nhà nước (chủ yếu là tài sản
cố định - TSCĐ) tại các cơ quan, đơn vị đã được
quy định khá đầy đủ. Cụ thể như: Luật Quản lý,
sử dụng tài sản nhà nước năm 2008 và nhiều nghị
định của Chính phủ; thông tư của Bộ Tài chính quy
định, hướng dẫn quản lý, sử dụng, mua sắm… tài
sản nhà nước tại các cơ quan, đơn vị sự nghiệp công
lập. Nhờ đó, công tác quản lý, sử dụng tài sản nhà
nước nói chung và TSCĐ nói riêng đã từng bước đi
vào nề nếp. Thông qua thực hiện kiểm kê nắm được
tổng quan về số lượng, giá trị và cơ cấu phân bố sử
dụng TSCĐ trong khu vực hành chính sự nghiệp và
TSCĐ trong các doanh nghiệp. Mặt khác, quy định
pháp luật cũng đã phân cấp rõ hơn nhiệm vụ quản
vềquảnlý,sửdụngtàisảncốđịnh
tại đơn vị hành chính sự nghiệp
ThS. Lê Thị Thanh Hải
- Cao đẳng Kinh tế - Kế hoạch Đà Nẵng
Tài sản cố định là loại tài sản có giá trị và thời gian sử dụng lâu dài như nhà cửa, quyền sử dụng đất, máy
móc thiết bị…do vậy, khi đầu tư cần so sánh giữa số tiền bỏ ra và lợi ích thu được. Tuy nhiên, tại hầu hết
các đơn vị hành chính sự nghiệp, tài sản cố định đều phục vụ cho hoạt động sự nghiệp, không sinh lời và
không đo lường được giá trị lợi ích kinh tế. Vì vậy, công tác quản lý, sử dụng tài sản này cần được quan tâm
đúng mức để tăng hiệu quả sử dụng.
Từ khóa: Quản lý, sử dụng, tài sản cố định, hành chính, sự nghiệp
Fixed asset is a sort of assets with high
value and long-term of use such as house,
right of land use, machinery, etc.,. hence, it is
necessary to consider capital and income when
invest in fixed asset. In public administrative
agencies, most of fixed assets are used for non-
profit purposes making it difficult to estimate
economic befefit. Therefore, management and
use of fixed assets need to be paid proper
attention for better efficiency.
Keywords: management, use, fixed asset, admin-
istrative, non-profit
1...,10,11,12,13,14,15,16,17,18,19 21,22,23,24,25,26,27,28,29,30,...122
Powered by FlippingBook