K2 T3 - page 86

84
KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN
thống chỉ được xem và in ra dấu vết kiểm toán từ
nội dung của tập tin này. Bên cạnh đó, việc chỉnh
sửa số liệu trên thông tin kế toán chi tiết không
làm thay đổi hay ảnh hưởng đến sổ kế toán tổng
hợp nếu chưa được sự đồng ý phê duyệt (thông
qua mật khẩu và nhật ký ghi nhận “Dấu vết điều
chỉnh, sửa chữa”) của người có trách nhiệm cao
nhất trong đơn vị kế toán...
Hai là,
tổ chức cá nhân muốn sử dụng hóa đơn
điện tử phải có hạ tầng về công nghệ thông tin để
lưu trữ và sử dụng chứng từ điện tử và phải có
chữ ký điện tử. Nói cách khác, để sử dụng được
chứng từ điện tử, các tổ chức, cá nhân phải xem xét
điều kiện thực tế của mình về hạ tầng công nghệ
thông tin, trình độ sử dụng công nghệ thông tin
của các bộ, nhân viên; việc lưu trữ, sử dụng chứng
từ điện tử; chữ ký số; khả năng chấp nhận sử dụng
hóa đơn điện tử của khách hàng… để triển khai áp
dụng hình thức này. Có thể nói, đây cũng là một
trong những thách thức không nhỏ đối với DN,
ngoại trừ các DN có tiềm lực tài chính mạnh, việc
đầu tư hạ tầng công nghệ hiện vẫn chưa đáp ứng
được đòi hỏi thực tế.
Ba là,
việc sử dụng chứng từ phải đảm bảo
tính an toàn, tính bảo mật. Thực tế cho thấy, tính
an toàn, bảo mật là nỗi lo của không chỉ DN Việt
Nam mà kể cả các DN, tập đoàn lớn trên thế giới.
Sự rò rỉ thông tin, dẫn đến hậu quả nguy hại là
điều hoàn toàn có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Đó là
chưa kể sự hiểu biết, quan tâm của nhà quản trị
DN Việt Nam đối với vấn đề bảo mật chưa cao.
Theo quy định của Luật Kế toán, chứng từ điện
tử phải bảo đảm tính bảo mật và bảo toàn dữ liệu,
thông tin trong quá trình sử dụng và lưu trữ; Phải
được quản lý, kiểm tra chống các hình thức lợi
dụng khai thác, xâm nhập, sao chép, đánh cắp
hoặc sử dụng chứng từ điện tử không đúng quy
định. Ngoài ra, theo Nghị định 174/2016/NĐ-CP,
sau khi khóa sổ kế toán trên phương tiện điện tử
nếu không in ra giấy mà thực hiện lưu trữ sổ kế
toán trên các phương tiện điện tử thì phải bảo
đảm an toàn, bảo mật thông tin dữ liệu và phải
bảo đảm tra cứu được trong thời hạn lưu trữ. Do
vậy, trong thời gian tới, các DN cần thay đổi nhận
thức về bảo mật, và có sự đầu tư thích đáng đối
với công tác bảo mật chứng từ điện tử.
Bốn là,
các cơ quan thuế cần tăng cường công tác
thanh tra, kiểm tra việc sử dụng chứng từ điện tử,
tránh tình trạng lách luật, hoặc sự phối hợp ngầm
giữa nhà cung cấp phần mềm và khách hàng để đưa
ra các giải pháp có lợi cho DN nhưng trái quy định
của pháp luật. Chẳng hạn, Luật Kế toán 2015 quy
định “dễ kiểm tra, kiểm soát và đối chiếu” trong
mẫu sổ kế toán. Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng,
quy định này khá chung chung và DN có thể lợi
dụng kẽ hở này để xây dựng biểu mẫu rất “linh
hoạt” khiến cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, thanh
tra... khó đưa ra yêu cầu cung cấp mẫu sổ kế toán
cho đơn vị kế toán.
Năm là,
khi Luật Kế toán năm 2015 quy định và
cho phép ứng dụng công nghệ thông tin vào công
tác kế toán một cách cởi mở cũng đồng nghĩa với
việc yêu cầu về trình độ cán bộ làm công tác thanh
tra, kiểm tra, kiểm toán buộc phải am hiểu, có kinh
nghiệm trên nhiều lĩnh vực. Đồng thời, để tạo thuận
lợi cho DN trong hoạt động sản xuất kinh doanh
theo chủ trương của Chính phủ, người làm công tác
kiểm tra, thanh tra, kiểm toán đòi hỏi phải có được
kiến thức tổng hợp, linh hoạt ứng xử và không quá
cứng nhắc để có thể hoàn thành chức năng, nhiệm
vụ chuyên môn của mình.
Sáu là,
tích cực tuyên truyền, tập huấn để các cán
bộ thuế và cộng đồng DN hiểu rõ hơn về chứng từ
điện tử bởi thực tế chứng tứ điện tử là xu hướng tất
yếu song còn mới mẻ ở Việt Nam. Dù hiện nay đã
có quy định rõ ràng, song từ sự am hiểu đến việc
áp dụng chứng từ điện tử trong thực tế hoạt động
của DN vẫn cần một quá trình dài. Do vậy, trong
thời gian tới, cần đẩy mạnh việc cung cấp thông tin,
tuyên truyền nhằm giúp cho người dân nói chung
và người nộp thuế nói riêng hiểu biết về hình thức
hiện đại này.
Tài liệu tham khảo:
1. Quốc hội (2005), Luật Giao dịch điện tử (Luật số 51/2005/QH11);
2. Quốc hội (2015), Luật Kế toán (Luật số 88/2015/QH13);
3. Chính phủ, Nghị định số 174/2016/NĐ-CP ngày 30/12/2016 quy định chi
tiết một số điều của Luật Kế toán;
4. Bộ Tài chính, Thông tư số 110/2015/TT-BTC ngày 28/07/2015 hướng dẫn
giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế;
5. TS. Thái Bá Công, ThS. Nguyễn Thị Hồng Vân, Luật Kế toán mới và quy
định ứng dụng công nghệ thông tin trong kế toán DN, Tạp chí Tài chính số
11/2016.
Theo Nghị định 174/2016/NĐ-CP, sau khi khóa
sổ kế toán trên phương tiện điện tử nếu không
in ra giấy mà thực hiện lưu trữ sổ kế toán trên
các phương tiện điện tử thì phải bảo đảm an
toàn, bảo mật thông tin dữ liệu và phải bảo
đảmtra cứuđược trong thời hạn lưu trữ. Do vậy,
trong thời gian tới, các DN cần thay đổi nhận
thức về bảo mật, và có sự đầu tư thích đáng đối
với công tác bảo mật chứng từ điện tử.
1...,76,77,78,79,80,81,82,83,84,85 87,88,89,90,91,92,93,94,95,96,...122
Powered by FlippingBook