K2 T3 - page 94

92
KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN
Thực trạng và đề xuất kiến nghị
Với chủ trương của Nhà nước là đẩy mạnh tiết
kiệm, chống lãng phí ngân sách nhà nước và tăng
quyền tự chủ cho các trường ĐHCL thì việc quản lý
và sử dụng có hiệu quả TSCĐ tại các trường ĐHCL
là rất cần thiết. Phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ sẽ
giúp các trường ĐHCL có những biện pháp hữu ích
trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ như:
Phát huy tối đa công suất sử dụng theo thiết kế; Duy
trì hoạt động ổn định của TSCĐ; Đầu tư mua sắm
tài sản có định hướng...
Tuy nhiên, việc phân tích hiệu quả sử dụng
TSCĐ tại các trường ĐHCL chỉ được thực hiện
để phục vụ cho các báo cáo thống kê thông qua
các chỉ tiêu như: số diện tích phòng học/sinh viên,
số máy tính/nhân viên văn phòng… Các trường
ĐHCL chưa sử dụng số liệu đã tính toán để ra các
quyết định tối ưu về TSCĐ. Hơn nữa, hệ thống các
chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ mới chỉ
được xây dựng cho các doanh nghiệp mà chưa xây
dựng cho các trường ĐHCL.
Tại trường ĐHCL, việc phân tích hiệu quả sử dụng
TSCĐ chưa được quan tâm đúng mức. Các báo cáo
tài chính về TSCĐ hàng năm chỉ được sử dụng cho
mục đích thống kê số liệu báo cáo cơ quan cấp trên.
Các báo cáo nội bộ của các trường ĐHCL như báo cáo
tổng kết năm học, báo cáo tự đánh giá cơ sở giáo dục
đào tạo... cũng đã tính toán được một số chỉ tiêu như:
số lượng máy tính trang bị cho 1.000 sinh viên, số diện
tích phòng học bình quân cho một sinh viên, số lượng
máy tính trang bị cho một cán bộ văn phòng...
Tuy nhiên, các chỉ tiêu này cũng chỉ được tính
dựa trên cơ sở số lượng chứ không sử dụng thước
đo giá trị để tính toán. Việc tính toán cũng chỉ mang
tính hình thức, các trường chưa sử dụng các số liệu
đã tính toán được để phân tích hiệu quả sử dụng
TSCĐ. Vì vậy, các trường ĐHCL không có được
các thông tin chi tiết về TSCĐ như: xu hướng tăng
cường áp dụng kỹ thuật mới, mức độ đảm bảo
TSCĐ cho một lao động trong đơn vị, hiệu suất sử
dụng TSCĐ... nên chưa đưa ra được các quyết định
tối ưu về TSCĐ.
Hiệu quả sử dụng TSCĐ tại các trường ĐHCL
vì thế còn chưa cao, còn xuất hiện tình trạng TSCĐ
không được sử dụng hết công suất, thậm chí không
sử dụng gây lãng phí nguồn kinh phí đầu tư cho tài
sản của các trường. Bên cạnh đó, một số quyết định
về trang bị TSCĐ do chưa tính đến hiệu quả của
việc đầu tư và mức độ khai thác TSCĐ của người sử
dụng nên chưa phải là quyết định tối ưu.
Thực tế hiện nay, việc phân tích hiệu quả sử dụng
TSCĐ tại các trường ĐHCL được thực hiện thông
qua ba nhóm chỉ tiêu: Nhóm chỉ tiêu phân tích tình
hình biến động TSCĐ; Nhóm chỉ tiêu phân tích tình
hình trang bị TSCĐ; Nhóm chỉ tiêu phân tích hiệu
quả sử dụng TSCĐ.
Hiệu quả sử dụng TSCĐ là chỉ tiêu phản ánh
mục đích của việc trang bị TSCĐ trong các trường
ĐHCL. Nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ chính là
nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước…
Trước thực trạng trên, để nâng cao hiệu quả TSCĐ
tại các đpn vị sự nghiệp nói chung, ngày 14/2/2015
Chính phủ đã ban hành Nghị định 16/2015/NĐ-CP,
quy định cơ chế tự chủ đối với đơn vị sự nghiệp
công lập. Tại Nghị định, Chính phủ đã xác định rõ lộ
trình thực hiện tự chủ đối với các đơn vị sự nghiệp
công lập theo hướng giảm dần và tiến tới không còn
cấp ngân sách nhà nước phục vụ hoạt động của các
đơn vị này nữa. Các trường ĐHCL cũng không nằm
ngoài lộ trình đó.
Do vậy, trong điều kiện thực hiện tự chủ tài chính
thì việc phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ là biện
pháp hữu hiệu giúp các trường ĐHCL sử dụng sử
dụng tiết kiệm và có hiệu quả nguồn kinh phí của
đơn vị. Để làm được điều này, các trường ĐHCL
phải tiến hành thiết lập hệ thống chỉ tiêu phân tích
hiệu quả sử dụng TSCĐ. Mục tiêu của hệ thống chỉ
tiêu phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ là cung cấp
các báo cáo phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ một
cách tổng quát nhất và dễ đọc nhất nhằm giúp nhà
quản lý các trường ĐHCL ra các quyết định tối ưu
về TSCĐ.
Với mục tiêu trên, tác giả đề xuất hệ thống chỉ
tiêu phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ tại các trường
ĐHCL chia thành 3 nhóm như đã đề cập ở trên.
Thông qua việc tính toán các chỉ tiêu này giúp nhà
quản lý của các trường ĐHCL có được cái nhìn đúng
đắn về thực trạng sử dụng TSCĐ của mình để từ đó
đưa ra những quyết sách chính xác và kịp thời.
Chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng tài sản của các
trường ĐHCL là TSCĐ, do vậy đòi hỏi TSCĐ phải
được quản lý và sử dụng thực sự hiệu quả. Đây là
một trong những biện pháp hữu hiệu giúp kinh phí
của các trường được sử dụng một cách có hiệu quả.
Để làm được điều này đòi hỏi các trường ĐHCL phải
xây dựng hệ thống chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử
dụng TSCĐ cho phù hợp với đơn vị mình, qua đó kịp
thời đưa ra các quyết định tối ưu và hiệu quả.
Tài liệu tham khảo:
1. PGS.,TS. Trần Chí Thiện (2013), Giáo trình thống kê DN, NXB Khoa học xã hội;
2. Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định cơ
chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập;
3. Tapchitaichinh.vn; mof.giv.vn; chinhphu.vn
.
1...,84,85,86,87,88,89,90,91,92,93 95,96,97,98,99,100,101,102,103,104,...122
Powered by FlippingBook