K2 T3 - page 92

90
KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN
các thủ tục kiểm soát. Tuy nhiên, việc các KTV đều
sử dụng bảng câu hỏi này cho mọi khách hàng có
thể làm giảm tính hiệu quả của việc tìm hiểu hệ
thống KSNB, do hạn chế về nội dung và thủ tục
thực hiện.
Về việc xác định mức trọng yếu, Công ty IAC
xác định dựa vào một trong các chỉ tiêu: Lợi
nhuận trước thuế, doanh thu, tổng tài sản. Tùy
từng cuộc kiểm toán, theo kinh nghiệm của bản
thân, KTV sẽ lựa chọn chỉ tiêu để xác định mức
trọng yếu tương ứng với từng chỉ tiêu cụ thể. Ví
dụ: Mức trọng yếu đối với lợi nhuận trước thuế
từ 5% - 20%, mức trọng yếu đối với tổng doanh
thu từ 0,5% - 3%…
Sau khi tìm hiểu về môi trường hoạt động của
khách hàng, đánh giá rủi ro, xác định mức trọng yếu
đối với BCTC và đối với khoản mục doanh thu bán
hàng và cung cấp dịch vụ, KTV thiết kế chương trình
kiểm toán phù hợp để xác minh tính trung thực,
hợp lý của khoản mục này trên BCTC. Chương trình
kiểm toán do Công ty IAC thiết kế dựa trên chương
trình kiểm toán mẫu của Hội KTV hành nghề Việt
Nam (VACPA), có bổ sung tùy thuộc vào tình hình
của khách hàng.
Giai đoạn thực hiện kiểm toán
Quá trình thực hiện kiểm toán khoản mục doanh
thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tại IAC được thực
hiện theo 3 bước. Trong thủ tục kiểm toán chung,
KTV tiến hành thu thập thông tin chính sách kế
toán mà Công ty áp dụng đối với khoản mục này
để kiểm tra việc áp dụng nguyên tắc kế toán có nhất
quán với năm trước và phù hợp với quy định của
chuẩn mực chế độ kế toán hay không. Các thủ tục
kiểm toán chung được áp dụng như nhau đối với
các khách hàng của IAC. Một số thử nghiệm kiểm
soát như kiểm tra chuỗi hóa đơn, kiểm tra chính
sách phê chuẩn với khách hàng, đánh giá chất lượng
của bộ máy kế toán được KTV bỏ qua và tập trung
chủ yếu vào tìm hiểu chính sách công ty áp dụng.
Điều này thể hiện việc không tuân thủ quy định của
chuẩn mực kiểm toán, đồng thời, khiến KTV có thể
đưa ra kết luận chưa chính xác về tính hiệu lực, hiệu
quả của hệ thống KSNB, bởi vì các quy chế KSNB
luôn có sự thay đổi và có thể khác biệt so với đánh
giá ban đầu của KTV.
Đối với thủ tục phân tích, KTV cần thực hiện các
thủ tục phân tích ngang và phân tích dọc dựa trên
các tài liệu kế toán. Tuy nhiên, trong quá trình kiểm
toán, KTV thường sử dụng kỹ thuật phân tích xu
hướng (phân tích ngang) mà ít khi thủ tục phân tích
dọc được thực hiện, do yêu cầu về chi phí cũng như
thời gian thực hiện cuộc kiểm toán.
Giai đoạn kết thúc kiểm toán
Giai đoạn kết thúc kiểm toán đối với khoản mục
doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tại Công
ty IAC chủ yếu là tổng hợp kết quả kiểm toán sau
đó đưa ra kết luận mà chưa có thủ tục phân tích lại.
Trước khi đưa ra kết luận, KTV nên thực hiện thủ
tục phân tích lại để đánh giá về mức độ tin cậy của
các bằng chứng kiểm toán, nếu cần thiết KTV thực
hiện thêm các thủ tục kiểm toán bổ sung để đảm bảo
rủi ro kiểm toán nằm trong phạm vi cho phép.
Một số vấn đề đặt ra
Sau khi thực hiện các giai đoạn kiểm toán BCTC
tại Công ty IAC đã làm rõ được kết quả kinh doanh
xủa Công ty, song cũng phát hiện một số vấn đề sau:
Thứ nhất,
KTV nên áp dụng kết hợp các phương
pháp trong kiểm tra hệ thống KSNB như: Điều tra,
phỏng vấn, thực hiện lại, kiểm tra từ đầu đến cuối,
kiểm tra ngược lại theo thời gian. Việc làm này tuy
mất thời gian và chi phí nhưng quy mô số mẫu
được lựa chọn để thực hiện các thử nghiệm cơ bản
sẽ được giảm, đồng nghĩa với việc giảm được chi
phí kiểm toán.
Thứ hai,
khi thực hiện các thủ tục phân tích, KTV
cần kết hợp cả việc phân tích ngang và phân tích
dọc để nhận định rõ hơn bản chất của xu hướng,
các biến động. Đồng thời, KTV cũng cần tăng cường
việc sử dụng xác thông tin phi tài chính cho việc đưa
ra kết luận. Việc phân tích xu hướng của khách hàng
cần được gắn liền với xu hướng chung của ngành,
của nền kinh tế. Từ đó, KTV sẽ thấy được bức tranh
tổng quát về khách hàng mà mình cần đánh giá, đặc
biệt với các khách hàng kiểm toán năm đầu tiên thì
việc so sánh với các chỉ tiêu trung bình ngành có ý
nghĩa quan trọng.
Thứ ba,
ở giai đoạn kết thúc kiểm toán, trước khi
đưa ra kết luận, KTV nên thực hiện thủ tục phân
tích lại các thông tin tài chính và thông tin phi tài
chính để đánh giá về độ tin cậy của các bằng chứng
kiểm toán. Nếu thấy cần thiết, KTV có thể thực hiện
thêm các thủ tục kiểm toán bổ sung như: Gửi thư
xác nhận đến khách hàng, xác nhận của đơn vị vận
chuyển… từ đó đảm bảo rủi ro kiểm toán nằm trong
phạm vi cho phép.
Tài liệu tham khảo:
1. GS. TS. Nguyễn Quang Quynh & PGS., TS. Ngô Trí Tuệ (đồng chủ biên),
(2015), “Giáo trình Kiểm toán tài chính”- NXB Đại học Kinh tế Quốc dân;
2. “Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam”, thuvienphapluat.vn;
3. Công ty TNHH Kiểm toán Tư vấn Độc lập, “Hồ sơ kiểm toán (2015)”.
1...,82,83,84,85,86,87,88,89,90,91 93,94,95,96,97,98,99,100,101,102,...122
Powered by FlippingBook