So ky 2 thang 5 - page 19

TÀI CHÍNH -
Tháng 5/2017
17
hơn 3 lần trong 15 năm từ mức 0,25% năm 2001 lên
tới 0,8% năm 2015. Về nhập khẩu, t trọng nhập
khẩu trong tổng kim ngạch xuất khẩu có xu hướng
giảm dần, góp phần cải thiện cán cân thương mại
Việt Nam.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, năm 2016,
kim ngạch hàng hóa xuất khẩu đạt 175,9 t USD,
tăng 8,6% so với năm trước - cao hơn so với mức
tăng 7,9% của năm 2015 trong khi kim ngạch hàng
hóa nhập khẩu chỉ tăng 4,6% so với năm 2015, đạt
173,3 t USD. Như vậy, cán cân thương mại hàng
hóa năm 2016 đạt thặng dư 2,68 t USD cải thiện
hơn rất nhiều so với năm 2015 (với cán cân thương
mại hàng hóa thâm hụt tới gần 3,6 t USD). Trong
khi đó, theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải
quan, từ đầu năm đến hết ngày 15/04/2017, tổng kim
ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa cả nước đạt hơn
107,58 t USD, tăng 18,5% (tương ứng tăng gần 16,76
t USD) so với cùng kỳ năm 2016. Cán cân thương
mại hàng hóa trong kỳ 1 tháng 04/2017 (tính từ ngày
01/04 đến ngày 15/04/2017) của cả nước thâm hụt
501 triệu USD, đưa cán cân thương mại hàng hóa
của cả nước từ đầu năm đến hết ngày 15/04/2017
thâm hụt hơn 2,56 t USD, bằng 4,9% kim ngạch
xuất khẩu của cả nước. Có thể nói, thặng dư cán cân
thương mại hàng hóa k lục thời gian qua chứng tỏ
năng lực xuất khẩu nói riêng, quản lý xuất khẩu và
nhập khẩu nói chung của Việt Nam đã vượt qua sự
bất lợi từ thị trường quốc tế, tiếp tục duy trì sản xuất
kinh doanh, góp phần tích cực vào ổn định kinh tế
vĩ mô và tăng trưởng kinh tế.
Thời gian qua, dù cán cân thương mại của nước
ta đã được cải thiện, song chưa thực sự bền vững,
trong đó có bắt nguồn từ một số nguyên nhân cơ
bản sau:
Cán cân thương mại:
Cải thiện nhưng chưa bền vững
Số liệu về xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt
Nam từ 2000-2013 cho thấy, thâm hụt thương mại
đỉnh điểm vào năm 2008 (hơn 18 t USD), sau đó
giảm liên tiếp và đến giai đoạn 2012-2013, thặng dư
thương mại, tương ứng 749 triệu USD và 863 triệu
USD. Trong giai đoạn 2011-2015, cán cân thương
mại có sự cải thiện đáng kể, góp phần tích cực vào
tăng trưởng kinh tế và là một trong những yếu tố
quan trọng giúp giảm áp lực tăng t giá và cải thiện
cán cân tổng thể. Theo đó, trong giai đoạn 2011-
2015, xuất khẩu hàng hóa đạt tốc độ tăng trưởng
cao, gấp hơn 3 lần tốc độ tăng trưởng GDP. T trọng
kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong
tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa thế giới đã tăng
MỘT SỐ KHUYẾNNGHỊ
CẢI THIỆN CÁN CÂNTHƯƠNGMẠI VIỆT NAM
ThS. NGUYỄN THÚY HẰNG
- Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp
Việt Nam luôn chịu thâm hụt thương mại từ năm 1990 đến năm 2011. Những năm gần đây, với nỗ lực tái
cấu trúc nền kinh tế cùng với chủ trương hội nhập sâu rộng vào sân chơi toàn cầu, cán cân thương mại của
Việt Nam đã được cải thiện theo hướng tích cực, góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế. Thông qua
việc đánh giá lại cán cân thương mại thời gian qua, bài viết đưa ra một số khuyến nghị góp phần cải thiện
cán cân thương mại một cách bền vững tại Việt Nam.
Từ khóa: Cán cân thương mại, nhập siêu, xuất siêu, xuất nhập khẩu, FDI
Vietnam had been suffering from the trade
deficit from 1990-2011. In recent years, with
effort to restructure the economy together with
the policy of comprehensive integration into
the global economic arena, the trade balance
of Vietnam has been improved in a positive
way contributing significantly to economic
growth. Through the re-evaluation of the
trade balance in the recent decade, the paper
offers some recommendations to contribute to
improving the trade balance in a sustainable
way for Vietnam.
Key words: trade balance, trade deficit, trade
surplus, import and export, FDI
1...,9,10,11,12,13,14,15,16,17,18 20,21,22,23,24,25,26,27,28,29,...110
Powered by FlippingBook