So ky 2 thang 6 - page 17

TÀI CHÍNH -
Tháng 6/2017
15
Hai là,
đẩy mạnh việc chuyển đổi các tổ chức
KHCN công lập sang mô hình DN và đổi mới
cơ chế quản lý các tổ chức KHCN công lập. Để
thúc đẩy quá trình chuyển đổi này, cần phải giải
quyết tốt các vấn đề sau: Xác định rõ quyền sở
hữu các văn bằng bảo hộ, sáng chế trong các tổ
chức KHCN công lập khi chuyển đổi; Xác định
rõ quyền lợi và đảm bảo những lợi ích cơ bản của
các nhà khoa học khi chuyển đổi các tổ chức này;
Xác định rõ người đại diện chủ sở hữu phần vốn
nhà nước tại DN KHCN sau khi được chuyển đổi
từ tổ chức KHCN công lập; Hoàn thiện và đơn
giản hoá các quy định về thủ tục hành chính cho
việc chuyển đổi.
Ba là,
đổi mới cơ chế quản lý đội ngũ nhân lực
KHCN trong các tổ chức KHCN công lập. Việc đổi
mới cơ chế quản lý đội ngũ này cần phải hướng
tới phát huy tính sáng tạo, tính tự chủ, tự chịu
trách nhiệm.
Một số giải pháp
Để giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa Nhà
nước và thị trường trong phát triển thị trường
KHCN ở Việt Nam, thời gian tới, cần triển khai
đồng bộ một số giải pháp sau:
Thứ nhất,
tiếp tục nghiên cứu, tổng kết lý luận,
đổi mới tư duy để nhận thức sâu sắc và đầy đủ
hơn nữa về mối quan hệ giữa Nhà nước và thị
trường trong phát triển thị trường KHCN ở Việt
Nam, nhằm nâng cao năng lực hoạnh định và thực
thi hiệu quả các công cụ, chính sách can thiệp của
Nhà nước. Cần tìm hiểu, tiếp thu những những mô
hình, kinh nghiệm hay từ thực tiễn phát triển thị
trường KHCN trên thế giới và thường xuyên phân
tích, tổng kết mối quan hệ này trong thực tiễn.
Bên cạnh đó, cũng cần thường xuyên lấy ý kiến
đóng góp, tham gia của các chủ thể trên thị trường
KHCN trong việc xác định vai trò, chức năng của
Nhà nước cũng như lấy ý kiến đóng góp, tham gia
vào việc xây dựng, thực thi hệ thống pháp luật,
chính sách có liên quan đến thị trường KHCN ở
Việt Nam. Việc đóng góp ý kiến được thực hiện
thông qua góp ý trực tiếp hoặc là góp ý tại các hội
nghị, hội thảo về các chủ đề có liên quan.
Thứ hai,
để điều tiết và can thiệp đúng đắn, hiệu
quả đối với thị trường KHCN ở Việt Nam, Nhà
nước phải không ngừng hoàn thiện bộ máy quản lý
nhà nước về thị trường KHCN theo hướng tinh gọn,
hiệu quả, chuyên nghiệp.
- Nghiên cứu, hoàn thiện hệ thống tổ chức và cơ
chế hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước và
cơ quan thực thi pháp luật liên quan tới thị trường
KHCN đồng bộ, tinh gọn, hiệu quả. Khắc phục tình
trạng chồng chéo giữa các đơn vị thông qua việc
phân công cụ thể quyền hạn cho từng cơ quan, một
cơ quan nên chịu trách nhiệm về nhiều loại hoạt
động trên thị trường.
- Phân cấp mạnh hơn giữa các bộ/ngành và địa
phương trong quản lý thị trường KHCN theo hướng
giao thêm nhiều quyền hơn cho các địa phương với
những quy định rõ ràng, cụ thể.
- Tập trung tinh lọc đội ngũ cán bộ, công chức
hiện có, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có trách
nhiệm với công việc, giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ;
Có cơ chế giám sát, kiểm soát hiệu quả, xử lý nghiêm
minh cán bộ có sai phạm để ngăn chặn, đẩy lùi tham
nhũng, tiêu cực, lạm dụng quyền lực để trục lợi.
Thứ ba,
đẩy mạnh cải cách các thủ tục hành
chính, tăng cường trách nhiệm giải trình của nhà
nước, đáp ứng được các yêu cầu phát triển mới của
thị trường KHCN ở Việt Nam.
Các thủ tục hành chính phải đơn giản, thuận
tiện, rõ ràng, tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ
thể trên thị trường KHCN ở Việt Nam; Phát huy
dân chủ, tăng cường công khai, minh bạch, loại bỏ
các quyết định hành chính tùy tiện và quan hệ cá
nhân trong bộ máy quản lý nhà nước về thị trường
KHCN. Tăng cường trách nhiệm giải trình của Nhà
nước thông qua việc huy động sự tham gia nhiều
hơn của các chủ thể, DN trên thị trường vào các hoạt
động của Nhà nước cùng với các cơ chế truy cứu
trách nhiệm mạnh mẽ.
Tài liệu tham khảo:
1. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
XII, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội;
2. Đảng Cộng sản Việt Nam (2015), Báo cáo tổng kết một số vấn đề lý luận
- thực tiễn qua 30 năm đổi mới (1986-2016), NXB Chính trị Quốc gia - Sự
thật, Hà Nội;
3. TS. Lê Thị Hồng Điệp (2012), Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp
ứng yêu cầu xây dựng nền kinh tế tri thức ở Việt Nam (Một số vấn đề lý luận
và thực tiễn), NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội;
4. GS., TS. Vũ Văn Hiền (2009), Việt Nam tiến bước cùng thời đại, NXB Giáo
dục, Hà Nội;
5. TS. Nguyễn Mạnh Hùng (2014),Phát triển thị trường KHCN ở Việt Nam -
Thực trạng và giải pháp, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội;
6. Nguyễn Mạnh Hùng (2010), “Thị trường KHCN ở Việt Nam: Thực trạng và
một số khuyến nghị”, Tạp chí Kinh tế và phát triển, Tập II (161);
7. Nguyễn Mạnh Hùng (2010), “Chính sách tài chính vĩ mô cho phát triển thị
trường KHCN - Kinh nghiệm của một số quốc gia và khuyến nghị đối với Việt
Nam”, Tạp chí Kinh tế và phát triển, Tập II (162);
8. Nguyễn Mạnh Hùng, Lê Thị Hồng Điệp (2017), “Phát triển đồng bộ các loại
thị trường trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt
Nam”, Tạp chí Cộng sản điện tử ngày 4 - 5 - 2017.
1...,7,8,9,10,11,12,13,14,15,16 18,19,20,21,22,23,24,25,26,27,...120
Powered by FlippingBook