So ky 2 thang 6 - page 16

14
KINH TẾ - TÀI CHÍNH VĨ MÔ
trường, trước hết cần phân định rõ chức năng hoạt
động kinh tế với chức năng quản lý, điều tiết thị
trường của Nhà nước. Trên cơ sở nguyên tắc này,
quan điểm giải quyết mối quan hệ giữa Nhà nước
và thị trường trong phát triển thị trường KHCN ở
Việt Nam được biểu hiện cụ thể như sau:
Một là,
quá trình phát triển thị trường KHCN
ở Việt Nam là quá trình phát triển nhanh, bền
vững.Sự phát triển rút ngắn thị trường KHCN ở
Việt Nam không đồng nghĩa với việc chủ quan,
vội vàng mà cần có những bước đi, biện pháp
phù hợp với từng mục tiêu trong từng giai đoạn
phát triển.
Hai là,
phát triển thị trường KHCN ở Việt Nam là
sự phát triển toàn diện, đồng bộ cả về số lượng, chất
lượng và các yếu tố cấu thành.
Ba là,
giải quyết mối quan hệ giữa Nhà nước và
thị trường trong phát triển thị trường KHCN ở Việt
Nam phải linh hoạt theo từng giai đoạn, có lộ trình
và mô hình phù hợp với điều kiện thực tiễn.
Bốn là,
phát triển thị trường KHCN ở Việt Nam
phải đặt trong tổng thể phát triển chung của nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Phạm vi, mức độ can thiệp của Nhà nước đối với thị
trường KHCN
Thị trường KHCN ở Việt Nam muốn phát triển
đồng bộ, vận hành thông suốt, phạm vi, mức độ can
thiệp của Nhà nước đối với thị trường KHCN đảm
bảo 3 nội dung sau:
Thứ nhất,
Nhà nước thực hiện vai trò kiến tạo,
xây dựng nền tảng, môi trường thuận lợi.
- Nhà nước xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp
luật, chính sách về chuyển giao công nghệ, sở hữu
trí tuệ, hợp đồng công nghệ... để tạo môi trường
pháp lý đầy đủ, minh bạch, hiệu lực cao cho thị
trường này phát triển.
- Xây dựng và lập quy hoạch, kế hoạch phát triển
thị trường KHCN ở Việt Nam trong từng giai đoạn,
lồng ghép với quy hoạch phát triển các yếu tố cấu
thành thị trường, đảm bảo sự phát triển đồng bộ,
vận hành thông suốt.
- Hoàn thiện môi trường kinh doanh nhằm
đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng
giữa các chủ thể trên thị trường; Xóa bỏ các đặc
quyền, đặc lợi để cho DN chú trọng vào đầu tư
đổi mới công nghệ; Tránh việc phải dành nguồn
lực vào việc xử lý những thách thức trong môi
trường kinh doanh.
- Đảm bảo hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế-xã
hội đồng bộ, hiện đại cho thị trường KHCN ở Việt
Nam phát triển như: Hệ thống thông tin liên lạc,
hệ thống văn phòng, trung tâm giao dịch…; Tổ
chức cung ứng tốt, hiệu quả các loại dịch vụ công
trên thị trường như dịch vụ cấp bằng sở hữu trí
tuệ, dịch vụ thông tin thị trường, dịch vụ thẩm
định công nghệ...
Thứ hai,
Nhà nước can thiệp trực tiếp thông qua
các công cụ, chính sách.
- Nhà nước tác động và can thiệp trực tiếp vào
sự hình thành và phát triển các chủ thể, yếu tố có
vai trò, chức năng quan trọng, hoặc những nội
dung mà thị trường thất bại, không thu hút được
khu vực tư nhân tham gia đầu tư. Các hình thức
tác động và can thiệp của Nhà nước là đầu tư vốn,
nhân lực, cơ sở vật chất hoặc tạo điều kiện thuận
lợi về cơ chế, chính sách cho yếu tố đó hình thành
và phát triển.
- Nhà nước trực tiếp đầu tư từ ngân sách nhà nước
vào lĩnh vực nghiên cứu cơ bản, lĩnh vực nghiên
cứu phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội
hoặc những lĩnh vực công nghệ chứa đựng nhiều
rủi ro. Nhà nước cũng trực tiếp đầu tư vào vốn nhân
lực chất lượng cao, vào các hoạt động tạo ra nhiều
tri thức. Đối với những công nghệ ứng dụng, công
nghệ gắn với thị trường, dễ được thương mại hóa
thì Nhà nước nên để cho khu vực tư nhân tham gia
hoặc Nhà nước tham gia theo hình thức liên kết,
hợp tác với khu vực tư nhân.
- Nhà nước trực tiếp thành lập, quản lý một số
chủ thể, tổ chức có vai trò quan trọng, tạo nền tảng
cho sự phát triển thị trường KHCN ở Việt Nam như:
Tập trung xây dựng một số tổ chức KHCN trọng
điểm, đạt chuẩn quốc tế, làm đầu tàu trong việc hội
nhập quốc tế; Đầu tư, phát triển một số tổ chức trung
gian, môi giới gắn kết cung – cầu trên thị trường...
Thứ ba,
đổi mới cơ chế, cách thức can thiệp để
nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý của Nhà nước
theo các hướng sau:
Một là,
đổi mới cơ chế đầu tư, cấp phát ngân
sách nhà nước cho KHCN. Việc đổi mới cơ chế
này theo hướng: (i) Thực hiện việc phân bổ và cấp
kinh phí ngân sách nhà nước theo cơ chế khoán,
cơ chế đấu thầu tuyển chọn và từ nhu cầu thực
tiễn; (ii) Thực hiện việc đánh giá và quản lý các
dự án KHCN được đầu tư từ nguồn ngân sách
nhà nước theo kết quả sản phẩm đầu ra và dành
đủ nguồn lực để thực hiện trên cơ sở kinh phí,
nhiệm vụ được giao; (iii) Từng bước xoá bỏ bao
cấp từ ngân sách nhà nước đối với một số hoạt
động nghiên cứu ứng dụng; (iv) Giao quyền tự
chủ cao về tài chính, cơ chế hoạt động, quản lý
nhân sự cho các tổ chức KHCN và khuyến khích
các tổ chức này thực hiện cơ chế tự trang trải kinh
phí, theo mô hình DN.
1...,6,7,8,9,10,11,12,13,14,15 17,18,19,20,21,22,23,24,25,26,...120
Powered by FlippingBook