So ky 2 thang 6 - page 11

9
nền kinh tế Lào. Kể từ khi thông qua Luật Đầu tư
nước ngoài năm 1988 đến nay, Lào đã thu hút được
trên 22 tỷ USD với hơn 4.500 dự án của các nhà đầu
tư đến từ 54 nước và vùng lãnh thổ. Đặc biệt, việc
chính thức trở thành thành viên thứ 158 của Tổ chức
Thương mại Thế giới (WTO) vào năm 2013 đã đem
đến nhiều cơ hội giúp Lào thu hút đầu tư quốc tế
và đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế.
Hội nhập kinh tế quốc tế vừa tạo ra những cơ
hội, vừa đặt ra những thách thức cho quản lý kinh
tế của Lào nói chung và quản lý thu thuế nói riêng.
Dưới áp lực của hội nhập kinh tế quốc tế, CHDCND
Lào phải tiến hành điều chỉnh chính sách và các hoạt
động thực tiễn trong lĩnh vực kinh tế, xã hội và quan
hệ kinh tế quốc tế theo hướng tự do hóa và mở cửa
hơn. Một thách thức lớn đối với nền kinh tế hội nhập
đó là sự cạnh tranh gay gắt trên nhiều lĩnh vực, nhiều
phương diện cả về quy mô, tính chất và mức độ tác
động. Có thể khái quát các tác động của hội nhập
kinh tế quốc tế đến công tác thuế nói chung và quản
lý thu thuế nói riêng của Lào như sau:
- Các cam kết trong hội nhập kinh tế quốc tế ảnh
hưởng đến nguồn thu NSNN. Việc thực hiện các
cam kết cắt giảm thuế quan trực tiếp làm giảm số
thu ngân sách từ thuế nhập khẩu. Đồng thời, do
thuế nhập khẩu giảm, trước mắt sẽ làm cho mức
cung ứng hàng hóa vào thị trường trong nước tăng
lên đáng kể, trực tiếp tác động đến thị phần hàng
hóa cùng chủng loại của sản xuất trong nước làm
thu hẹp quy mô và sức đầu tư của sản xuất trong
nước. Giảm thuế nhập khẩu đồng thời làm giảm cả
một số sắc thuế có liên quan do phương pháp tính
thuế. Vấn đề đặt ra cho công tác quản lý thuế là làm
sao để có thể bù đắp các khoản thâm hụt ngân sách
do cắt giảm thuế quan mang lại là đặc biệt quan
trọng từ việc thiết kế hệ thống thuế nội địa đến công
tác tổ chức hành thu, quản lý chặt chẽ các nguồn thu
Tác động từ hội nhập kinh tế quốc tế
Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (CHDCND)
Lào thực hiện chuyển đổi kinh tế từ kinh tế kế hoạch
hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường định
hướng XHCN từ năm 1986. Qua hơn 30 năm thực
hiện mở cửa nền kinh tế của Lào đã phát triển vượt
bậc. Năm 1980, GDP bình quân đầu người của Lào
chỉ đạt 118 USD/người, năm 2015 đã trên 1.800 USD/
người; tăng trưởng GDP bình quân từ năm 2010-
2015 đạt 7,9%. Cơ cấu kinh tế nhiều năm trở lại đây
đã phát triển theo hướng công nghiệp hóa - hiện
đại hóa. Đến năm 2015, trong cơ cấu kinh tế, ngành
dịch vụ chiếm 47,2%, công nghiệp chiếm 29,1% và
nông nghiệp chiếm 23,7%. Thu ngân sách nhà nước
(NSNN) tăng lên hàng năm, trung bình 5 năm chiếm
24,6% GDP, thu từ thuế chiếm khoảng 18,9% GDP…
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một trong
những động lực chính thúc đẩy tăng trưởng đối với
CÔNGTÁC QUẢN LÝ THUẾ CỦA LÀO
TRONGĐIỀUKIỆNHỘI NHẬP KINHTẾ QUỐC TẾ
VONGPHACHANH VONGPADITH
- Cao đẳng Tài chính Bắc Lào
Hội nhập kinh tế quốc tế vừa tạo ra cơ hội, vừa đặt ra thách thức cho quản lý kinh tế của Cộng hòa Dân chủ
Nhân dân Lào nói chung và vấn đề quản lý thuế nói riêng. Điều đó đòi hỏi công tác quản lý thuế của Lào
cần có những điều chỉnh về hệ thống chính sách thuế, hình thức lẫn nội dung, tổ chức bộ máy, cơ chế quản
lý đến phương pháp thực hiện... cho phù hợp với yêu cầu mới trong bối cảnh hội nhập.
Từ khóa: Hội nhập quốc tế, quản lý thu thuế, CHDCND Lào
International economic integration
creates opportunities as well as poses
challenges for the economic management of
Lao People’s Democratic Republic and tax
administration in particular. It is required
that the tax administration of Laos has to
be adjusted in terms of tax policy system,
forms and contents, organizational structure,
management mechanism and conducting
methods ... to meet new requirements in the
context of integration.
Key words: International integration, tax
collection management, Lao PDR
KINH TẾ - TÀI CHÍNHVĨ MÔ
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10 12,13,14,15,16,17,18,19,20,21,...120
Powered by FlippingBook