So ky 2 thang 6 - page 12

10
KINH TẾ - TÀI CHÍNH VĨ MÔ
khó phân định nguồn gốc các khoản doanh thu, các
khoản thu nhập, dẫn đến khó xác định cơ sở tính
thuế, không xác định được lãi thật, lãi giả và tất yếu
có sự di chuyển các nguồn thu nhập từ các quốc gia
có thuế suất cao sang các quốc gia có thuế suất thấp
hay được ưu đãi về thuế để trốn thuế.
Yêu cầu và mục tiêu đối với
quản lý thuế trong điều kiện hội nhập
Những vấn đề trên đặt ra nhiều yêu cầu mới đối
với công tác quản lý thuế của Lào, đó là cần phải có
những thay đổi lớn cả về hệ thống chính sách thuế,
cả về hình thức lẫn nội dung, cả về tổ chức bộ máy,
cơ chế quản lý đến phương pháp thực hiện.
Một số yêu cầu và mục tiêu cần chú trọng thực
hiện gồm:
- Cần tiếp tục cải cách thủ tục hành chính thuế,
đi đôi với tạo cơ sở pháp lý để hiện đại hoá công tác
quản lý thuế về đơn giản hoá thủ tục hành chính; Cu
thê hoa va sưa đôi môt sô nôi dung cho sát vơi thưc tê
quan ly thuê nhằm tăng cường tính hiệu lực, khả thi.
- Cần tăng cường hoan thiên về thẩm quyền, biện
pháp quản lý thuê để phù hợp hơn với các chuẩn
mực, thông lệ và cam kết quốc tế, góp phần tăng
cường năng lưc, hiêu lưc công tac quản lý thuế, đảm
bảo lợi ích quốc gia về quyền thu thuế (chông dàn
xếp tránh thuế, chuyển giá,...).
- Chú trọng đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính
thuế theo hướng đơn giản, rõ ràng, minh bạch nhằm
tạo thuận lợi, giảm chi phí, thời gian của người nộp
thuế trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế.
- Tăng cường thúc đẩy công tác hiện đại hoá hệ
thống thuế, hải quan, đẩy mạnh quản lý thuế điện
tử, đáp ứng yêu cầu hội nhập và đồng bộ với các
cam kết quốc tế.
- Khắc phục kịp thời những hạn chế trong thực
tiễn quản lý thuế; tăng cường các biện pháp quản lý
kiểm tra, giám sát để nâng cao tính hiệu lực, hiệu
quả của công tác quản lý hành chính thuế nhằm
chống thất thu, giảm nợ thuế; thực hiện thu đúng,
đủ, kịp thời tiền thuế vào ngân sách nhà nước.
- Tiếp tục hoàn thiện tổ chức bộ máy ngành thuế
đảm bảo tinh gọn, phù hợp với việc áp dụng khoa
học kỹ thuật hiện đại trong công tác quản lý thuế.
Tài liệu tham khảo:
1. Báo cáo của Vụ Chính sách, Bộ Tài chính CHDCND Lào;
2. Báo cáo của Tổng cục Thuế CHDCND Lào;
3. Báo cáo của Tổng cục Thống kê CHDCND Lào;
4. Báo cáo tổng kết công tác thu, chi NSNN 5 năm 2010-2015 của Bộ Tài chính
CHDCND Lào, ngày 31/3/2016…
và tăng thu cho ngân sách.
- Tự do hóa thương mại dẫn đến sự đa dạng
của hàng hóa trong nước, kinh doanh buôn bán sôi
động, số đối tượng nộp thuế tăng nhanh và đặc biệt
là từ các quốc gia khác trên thế giới với các hình
thức hoạt động kinh doanh khác nhau làm cho thị
trường phức tạp lại càng đa dạng hơn. Sự phức tạp
và đa dạng của thị trường xuất hiện các yếu tố bất
lợi cho quản lý thuế như trốn thuế, gian lận thương
mại, hàng giả, hàng nhái... đặt ra các yêu cầu mới
cho quản lý.
- Hội nhập kinh tế quốc tế kèm theo sự gia tăng
các hình thức đầu tư gián tiếp, đặc biệt hình thức
đầu tư nước ngoài nhưng không hiện diện tại nước
sở tại, kinh doanh không có cơ sở thường trú, các
nhà đầu tư nước ngoài, các nhà cung cấp dịch vụ từ
nước ngoài, các văn phòng đại diện... tác động lớn
đến việc quản lý thu thuế tại nước sở tại.
- Thu hút đầu tư do mở cửa thị trường vốn dẫn
đến gia tăng các hình thức đầu tư, các hình thức hợp
đồng hợp tác kinh doanh, các hình thức góp vốn và
phân chia lợi nhuận... từ các quốc gia khác nhau đặt
ra cho quản lý thuế cần phải có những quy định phù
hợp nhằm quản lý có hiệu quả các hoạt động này.
- Các quan hệ kinh tế phát sinh ngày càng đa dạng
và phức tạp hơn không chỉ là việc mua bán kinh
doanh đơn thuần mà xuất hiện các hình thức kinh
doanh khác như: kinh doanh bản quyền, sở hữu trí
tuệ, chuyển giao công nghệ, đặc biệt là thương mại
điện tử làm thay đổi hẳn các phương thức kinh doanh
truyền thống, không chỉ giới hạn trong một quốc gia
mà còn vượt ra ngoài phạm vi một nước hay khu vực.
Những thay đổi này đặt ra cho công tác quản lý thuế
nhiều thách thức mới, căn cứ tính thuế thay đổi, cơ sở
xác định thuế thay đổi, đòi hỏi phải có sự điều chỉnh
rất lớn trong phương thức quản lý thuế.
- Trong điều kiện mở cửa nền kinh tế các quan
hệ kinh tế vượt ra ngoài phạm vi một nước, việc
đánh thuế trùng giữa các quốc gia là tất yếu xẩy
ra. Sự khác biệt về chính sách thuế giữa các quốc
gia, các ưu đãi về thuế, các quan điểm kinh tế khác
nhau cũng dẫn đến sự vô hiệu hóa các chính sách
của nhau, khó khăn cuối cùng vẫn thuộc về người
nộp thuế. Đó là rào cản lớn cho quá trình di chuyển
các nguồn vốn hay thu hút đầu tư của các nước
đang phát triển.
- Xu thế quốc tế hóa với sự tồn tại và phát triển
của các công ty xuyên quốc gia, công ty đa quốc gia
với các mô hình công ty mẹ, công ty con cùng với
việc di chuyển các luồng vốn, nguồn lao động liên
tục giữa các quốc gia dẫn đến việc xuất hiện các
quan hệ không trên cơ sở thị trường (chuyển giá)
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10,11 13,14,15,16,17,18,19,20,21,22,...120
Powered by FlippingBook