So ky 2 thang 6 - page 19

TÀI CHÍNH -
Tháng 6/2017
17
Một là,
trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao
động còn thấp: Hiện nay, ở nước ta đang tồn tại hai
cách tính khác nhau về lao động có trình độ chuyên
môn kỹ thuật. Theo Bộ Lao động, Thương binh và
Xã hội, lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật,
bao gồm từ đào tạo dưới 1 năm và từ trình độ sơ cấp
trở lên. Trong khi đó, theo cách tính của Tổng cục
Thống kê, lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật
là lao động có chuyên môn và có chứng chỉ trở lên.
Với cách tính của Bộ Lao động, Thương binh và Xã
hội, năm 2015 cả nước có 28,05 triệu người có trình
độ chuyên môn kỹ thuật, chiếm 51,64% tổng lực
lượng lao động. Trong khi theo cách tính của Tổng
cục Thống kê, số người có trình độ chuyên môn kỹ
thuật chỉ có 10,56 triệu người, chiếm tỷ lệ thấp trong
tổng lực lượng lao động (20,78%).
Bên cạnh đó, theo Báo cáo năng lực cạnh tranh
toàn cầu 2015-2016, Việt Nam được xếp hạng chung
là 56, nhưng các chỉ số cấu phần liên quan đến đổi
mới sáng tạo lại thấp hơn nhiều. Cụ thể: Năng lực
hấp thụ công nghệ xếp hạng 121; Mức độ phức tạp
của quy trình sản xuất: 101; Chất lượng của các tổ
chức nghiên cứu khoa học: 95; Giáo dục và đào tạo
ở cấp sau phổ thông: 95.
Hai là,
năng suất lao động thấp: Theo Báo cáo
Năng suất lao động Việt Nam năm 2015, năng
suất lao động của Việt Nam theo giá hiện hành
đạt 3.660 USD, chỉ bằng 4,4% của Singapore;
17,4% của Malaysia; 35,2% của Thái Lan; 48,5%
của Phillippines và 48,8% của Indonesia. Nói
cách khác, năm 2015, một người Singapore có
năng suất làm việc bằng gần 23 người Việt Nam,
một người Malaysia bằng gần 06 người Việt Nam,
một người Thái Lan bằng gần 03 người Việt Nam
và một người Philippines hay Indonesia cũng
vẫn bằng hơn 02 người Việt Nam. Theo số liệu
của Tổng cục Thống kê, trong giai đoạn 2005-
2015, mặc dù lao động làm
việc trong lĩnh vực nông
nghiệp có giảm, nhưng vẫn
chiếm tỷ trọng cao nhất.
Cụ thể, nông nghiệp giảm
từ 55,09% năm 2005, xuống
45,19% năm 2015; lần lượt
công nghiệp tăng từ 17,59
lên 21,78%; dịch vụ tăng
từ 27,32% lên 33,03%. Cơ
cấu này phản ánh cấu trúc
“nông nghiệp” của nền kinh
tế Việt Nam.
Ba là,
tay nghề và các kỹ
năng mềm khác còn yếu:
thất nghiệp. Trong một số lĩnh vực, theo dự báo, với
sự xuất hiện của Robot, số lượng nhân viên cần thiết
sẽ chỉ còn 1/10 so với hiện nay. Như vậy, 9/10 nhân
lực còn lại sẽ phải chuyển nghề hoặc thất nghiệp.
Một dự báo của Anh cho thấy, thị trường lao động
của Mỹ và Anh sẽ có khoảng 95 triệu lao động
truyền thống bị mất việc trong vòng 10-20 năm tới,
tương đương 50% lực lượng lao động tại hai nước
này và ở các quốc gia khác, trong đó có Việt Nam
chắc cũng sẽ có tình trạng tương tự.
Tại khu vực ASEAN, việc hình thành Cộng đồng
kinh tế ASEAN (AEC) giúp thị trường lao động
trong nội khối sôi động hơn, thúc đẩy tạo việc làm
cho từng quốc gia thành viên. Tuy nhiên, do trình độ
phát triển không đồng đều, nên hiện nay, lao động
có tay nghề và kỹ năng cao trong khối ASEAN chủ
yếu di chuyển vào thị trường Singapore, Malaysia
và Thái Lan. Còn lại, hầu hết các lao động di chuyển
trong phạm vi ASEAN là lao động trình độ kỹ năng
thấp hoặc không có kỹ năng. Khảo sát của tổ chức
Lao động Quốc tế tại 10 quốc gia ASEAN cho thấy,
DN trong khối ASEAN hiện đang rất lo ngại về tình
hình thiếu hụt lực lượng lao động có tay nghề và kỹ
năng trước sự ra đời của AEC.
Một số vấn đề đặt ra đối với lao động Việt Nam
Thời gian qua, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực
trong việc đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa,
hiện đại hóa và thu hẹp khoảng cách phát triển
trong quá trình hội nhập quốc tế. Đặc biệt, nguồn
lao động trẻ dồi dào là lợi thế lớn của Việt Nam,
bởi đây là lực lượng có khả năng hấp thụ tốt nhất
về khoa học, công nghệ. Tuy nhiên, trong nền công
nghiệp 4.0 với sự mở rộng ứng dụng các thành
tựu của công nghệ thông tin, điều khiển, tự động
hóa, thì Việt Nam đứng trước nhiều vấn đề về chất
lượng nguồn nhân lực. Cụ thể:
BẢNG 1: SỐ LƯỢNG VÀ CƠ CẤU LỰC LƯỢNG LAO ĐỘNG
THEO TRÌNH ĐỘ CHUYÊN MÔN KỸ THUẬT GIAI ĐOẠN 2005-2015
2005
2009
2013
2014
2015
1. Quy mô (triệu người)
44,38 49,30 52,67 53,75 54,32
1. Không có chuyên môn kỹ thuật
33,15 30,47 27,78 27,34 26,27
2. Có chuyên môn kỹ thuật
11,23 18,83 24,90 26,41 28,05
Trong đó, lao động có
bằng cấp/chứng chỉ
6,10
7,94
9,62
9,99
10,56
2. Cơ cấu (%)
1. Không có chuyên môn kỹ thuật
74,70 61,80 52,73 50,86 48,36
2. Có chuyên môn kỹ thuật
25,30 38,20 47,27 49,14 51,64
Trong đó, lao động có
bằng cấp/chứng chỉ
13,74 16,10 18,26 18,59 20,78
Nguồn: Tổng hợp số liệu từ Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội; Tổng cục Thống kê
1...,9,10,11,12,13,14,15,16,17,18 20,21,22,23,24,25,26,27,28,29,...120
Powered by FlippingBook