So ky 2 thang 6 - page 20

18
KINH TẾ - TÀI CHÍNH VĨ MÔ
bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý; Quản trị nhà
trường; Tạo điều kiện thuận lợi về môi trường pháp
lý và xã hội để các nhà đầu tư nước ngoài mở cơ sở
giáo dục chất lượng cao tại Việt Nam.
Về phía các cơ sở đào tạo
- Cần đổi mới tổ chức đào tạo theo mô đun, tín
chỉ và phát triển đào tạo trực tuyến sẽ là hướng đào
tạo chủ yếu. Chương trình đào tạo phải được thiết
kế linh hoạt, một mặt đáp ứng chuẩn đầu ra của
nghề; mặt khác, tạo sự liên thông giữa các trình độ
trong một nghề và giữa các nghề.
- Thay đổi phương pháp đào tạo trên cơ sở lấy
người học làm trung tâm và sự ứng dụng công
nghệ thông tin trong thiết kế bài giảng và truyền
đạt bài giảng. Cùng với đó là sự đổi mới hình thức
và phương pháp thi, kiểm tra trong giáo dục - đào
tạo theo hướng đáp ứng năng lực làm việc và tính
sáng tạo của người học.
- Chú trọng hơn nữa phát triển ngành tự động
hóa, đồng thời đầu tư cho các nhóm nghiên cứu sâu
về các lĩnh vực kỹ thuật số, công nghệ thông tin,
năng lượng và vật liệu mới, công nghệ sinh học...
- Đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu ứng dụng,
nghiên cứu công nghệ, phương tiện dạy học và ứng
dụng công nghệ thông tin trong dạy học và quản lý
đào tạo. Nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học
trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, gắn nghiên
cứu với các hoạt động chuyển giao tại cơ sở. Chú
trọng các nghiên cứu mô phỏng, nghiên cứu tương
tác giữa người và máy.
Đối với người lao động
- Phải xác định cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0
là xu thế tất yếu, nó đang diễn ra và không gì có
thể cưỡng lại được. Chúng ta không có quyền lựa
chọn mà bắt buộc phải thích nghi bằng cách chủ
động học tập, rèn luyện, đi trước đón đầu các kỹ
năng cần thiết cho một nền kinh tế thông minh và
công nghiệp hóa.
- Mỗi cá nhân người lao động phải nỗ lực tự vượt
qua chính mình, trước hết là tư duy, tập quán, lề thói
tiểu nông, sau đó là tự học tập, tự trang bị kiến thức,
kỹ năng để đáp ứng yêu cầu phát triển mới.
Tài liệu tham khảo
1. Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (2017), Bản tin cập nhật thị trường lao
động Việt Nam, số 12, quý IV/2016;
2. Tổng cục Thống kê (2007-2015), Điều tra Lao động - Việc làmcác năm2007-2015;
3. Tổng cục Thống kê (2016), Báo cáo năng suất lao động của Việt Nam: Thực
trạng và giải pháp;
4. DiễnđànKinhtếThếgiới(2015),Báocáonănglựccạnhtranhtoàncầu2015-2016.
Theo số liệu của Bộ Lao động, Thương binh và
Xã hội, tính đến quý IV/2016, cả nước có 1.110.000
người trong độ tuổi lao động thất nghiệp, trong đó
có 471.000 người có chuyên môn kỹ thuật (chiếm
42,43%). Riêng tại 64 trung tâm dịch vụ việc làm do
ngành Lao động - Thương binh và Xã hội đã quản
lý tổ chức được 336 phiên giao dịch việc làm với
780.000 lượt người được tư vấn, giới thiệu việc làm,
nhưng mới có 242.000 lượt người nhận được việc
làm. Một phần nguyên nhân là do cơ cấu cung – cầu
của thị trường lao động bất hợp lý nhưng một phần
không nhỏ cũng là do lao động chưa đáp ứng được
yêu cầu của các nhà tuyển dụng. Ngân hàng Phát
triển châu Á (ADB) đưa ra bảng xếp hạng chỉ số
năng suất sáng tạo năm 2014 của lao động ở 24 nước
châu Á, trong đó Việt Nam xếp thứ 16/24, thậm chí
thấp hơn cả Lào và Indonesia (Mạc Văn Tiến, 2017).
Giải pháp đồng bộ xây dựng nguồn nhân lực
Để giải quyết những vấn đề tồn tại, khó khăn của
lao động Việt Nam, cần triển khai các giải pháp sau:
Đối với Nhà nước
- Cần hoàn thiện các cơ chế chính sách nhằm
nâng cao chất lượng giáo dục, có cơ chế phối hợp,
liên kết giữa cơ sở đào tạo, nhất là các cơ sở giáo dục
nghề nghiệp với DN cùng tham gia đào tạo nghề
nghiệp. Hoàn thiện các cơ chế chính sách về phát
triển đội ngũ nhà giáo. Trong đó, đặc biệt chú trọng
tới đổi mới việc tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, bồi
dưỡng cho nhà giáo.
Đổi mới cơ cấu hệ thống giáo dục - đào tạo trên
cơ sở khung trình độ quốc gia, tiêu chuẩn kỹ năng
nghề nghiệp, tiêu chuẩn kỹ năng mềm phù hợp với
bối cảnh đất nước và xu thế các nước trong khu vực
và trên thế giới.
- Cần xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về giáo dục
nghề nghiệp. Hiện đại hóa hạ tầng công nghệ thông
tin trong toàn bộ hệ thống phục vụ công tác quản lý và
điều hành lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp. Đẩy mạnh
xây dựng thư viện điện tử, hệ thống đào tạo trực tuyến;
khuyến khích các cơ sở giáo dục nhà nước xây dựng
phòng học đa phương tiện, phòng chuyên môn hóa; hệ
thống thiết bị ảo mô phỏng, thiết bị thực tế ảo…
- Chú trọng đến hoạt động dự bao nhu câu nhân
lưc theo cơ cấu ngành nghề và trình độ đao tao. Trên
cơ sở đó, Nhà nước có những điều chỉnh kịp thời về
đào tạo, phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã
hội theo tưng giai đoan.
- Tăng cường các hoạt động hợp tác đa phương,
song phương trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, như:
nghiên cứu khoa học, trao đổi học thuật; Đào tạo,
1...,10,11,12,13,14,15,16,17,18,19 21,22,23,24,25,26,27,28,29,30,...120
Powered by FlippingBook