So ky 2 thang 6 - page 24

22
KINH TẾ - TÀI CHÍNH VĨ MÔ
QLRR trong ngành Thuế. Hiện nay,Tổng cục Thuế
chưa có một nghiên cứu bài bản, chuyên nghiệp
nào nhằm đánh giá đúng mức công tác QLRR trong
ngành Thuế.
Một số giải pháp tháo gỡ, khắc phục hạn chế
Để khắc phục những hạn chế, vướng mắc trong
công tác QLRR trong quản lý thuế, trong thời gian tới,
cơ quan thuế các cấp xem xét, cân nhắc triển khai các
giải pháp sau:
Thứ nhất,
cần tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện các
tiêu chí và chỉ số đánh giá mức độ tuân thủ thuế của
DN. Bỏ các chỉ số 3, 4, 5 và 6 trong Dự thảo QLRR
trong quản lý thuế. Khi xây dựng Bộ tiêu chí và chỉ số
đánh giá tuân thủ pháp luật thuế đối với DN cần có sự
tương thích với Bộ tiêu chí phân loại giải quyết hồ sơ
hoàn thuế, Bộ tiêu chí phân tích thông tin rủi ro NNT
phục vụ công tác lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế,
Bộ tiêu chí và chỉ số phân tích thông tin đánh giá rủi ro
NNT trong việc tạo, in, phát hành và sử dụng hóa đơn.
Thứ hai,
bổ sung hoạt động đánh giá QLRR trong
quy trình quản lý thuế. Giai đoạn này có thể diễn ra
ở nhiều cấp độ khác nhau. Mô hình đánh giá công
tác QLRR được thể hiện cụ thể ở hình 1.
Thứ ba,
hoàn thiện công tác xây dựng cơ sở dữ
liệu. Để thực hiện tốt giải pháp này trước hết cần có
sự tham gia tích cực của NNT, đặc biệt là hộ kinh
doanh và DN liên kết. Đây là những đối tượng mà
cơ quan thuế gặp khá nhiều khó khăn trong quản lý
vì thiếu thông tin đầy đủ. Cán bộ thuế cũng cần cập
nhật thường xuyên liên tục số lượng tờ khai phải
nộp vào dữ liệu của Ngành, thông tin tài chính của
công ty mẹ, công ty liên kết với NNT.
Tài liệu tham khảo:
1. Bộ Tài chính (2015), Thông tư số 204/2015/TT-BTC quy định về áp dụng
QLRR trong quản lý thuế;
3. TổngcụcThuế,Báocáotổngkếtnhiệmvụcôngtácthuếquacácnăm(2014-2016);
2. European Commision (2010), Compliance Risk Management Guide for tax
administration.
được tự in hóa đơn mà phải chuyển sang sử dụng
hóa đơn mua của cơ quan thuế, hàng tháng công khai
danh sách DN nợ thuế, DN có rủi ro cao về thuế;
Tăng cường hoạt động tuyên truyền hỗ trợ về thuế;
Thực hiện thanh tra, kiểm tra đối với các DN có rủi
ro cao. Trong giai đoạn từ 2014 - 2016, số DN được
thanh tra, kiểm tra khoảng 240.000 DN, số thuế tăng
thu qua thanh tra, kiểm tra đạt trên 30.000 tỷ đồng...
Những khó khăn, vướng mắc
khi áp dụng quản lý rủi ro về thuế
Bên cạnh những kết quả đạt được ở trên, trong
quá trình triển khai QLRR trong quản lý thuế, cơ
quan thuế các cấp cũng gặp không ít khó khăn,
vướng mắc.
Thứ nhất,
các tiêu chí và chỉ số đánh giá mức độ
tuân thủ thuế của DN còn có những bất cập. Các tiêu
chí chưa có sự tương thích giữa các văn bản ban hành.
Ngoài ra, một số chỉ số để đánh giá DN tuân thủ thuế
tốt chưa phù hợp (Ví dụ: Chỉ số 3,4,5 và 6 trong Dự
thảo QLRR trong quản lý thuế). Các chỉ số này phản
ánh tỷ lệ giữa số thuế giá trị gia tăng (GTGT), thuế
TNDN phải nộp trên vốn chủ sở hữu hoặc doanh số.
Các tiêu tỷ lệ này cao hơn mức trung bình của các DN
cùng quy mô, cùng lĩnh vực đầu tư thì tốt.
Với DN xuất khẩu, mức thuế suất GTGT là 0%,
nên thuế đầu ra bằng 0%. Đối với DN bán trong
nước, thuế suất GTGT là 10% và thuế phải nộp lớn
hơn rất nhiều so với DN xuất khẩu, vì vậy tỷ lệ thuế
GTGT trên doanh số sẽ lớn hơn DN có cùng doanh số
nhưng xuất khẩu hàng ra nước ngoài. Tương tự, với
thuế TNDN, không thể kết luận DN nộp thuế nhiều
hơn là tuân thủ thuế tốt hơn, bởi vì có những DN
đang trong giai đoạn hưởng ưu đãi thuế TNDN nên
thuế phải nộp ít hơn mức trung bình.
Thứ hai,
cơ quan chuyên trách thực hiện QLRR là
Ban QLRR thuộc Tổng cục Thuế mới được thành lập
nên còn hạn chế về nguồn lực và kỹ năng quản lý.
Việc kết nối thông tin giữa các cơ quan quản lý thuế
địa phương với Ban QLRR còn chưa thông suốt nên
việc thực hiện đầy đủ các chức năng của Ban này
khá khó khăn.
Thứ ba,
công tác xây dựng cơ sở dữ liệu để phân
tích rủi ro còn hạn chế. Dữ liệu về ngành nghề
hoạt động sản xuất kinh doanh của NNT chưa sát
với ngành nghề hoạt động thực tế của DN. Một số
thông tin quan trọng trong công tác quản lý giá
chuyển nhượng như thông tin tài chính của công ty
mẹ, công ty liên kết, thông tin ngành, mô hình sản
xuất kinh doanh của NNT… chưa được cập nhật và
lưu trữ vào cơ sở dữ liệu ngành Thuế.
Thứ tư,
những hạn chế trong công tác đánh giá
HÌNH 1: MÔ HÌNH ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ RỦI RO
Nguồn: Tác giả tổng hợp
1...,14,15,16,17,18,19,20,21,22,23 25,26,27,28,29,30,31,32,33,34,...120
Powered by FlippingBook