So ky 2 thang 6 - page 21

TÀI CHÍNH -
Tháng 6/2017
19
Giai đoạn 1991 – 2010, có 6 nước ASEAN công bố
165.020 bài báo nguyên thuỷ trên tạp chí trong danh
mục ISI. Trong đó, Singapore dẫn đầu, chiếm 45%
tổng số bài báo khoa học của 10 nước ASEAN, kế
tiếp Thái Lan (21%), Malaysia (16%), Việt Nam (7%),
Indonesia (5%), Philippines (5%), tổng số bài của các
nước Campuchia, Lào, Myanmar, Brunei gần 1.000
bài. Nếu chia giai đoạn trên thành hai thập niên 1991
– 2000 và 2001 – 2010 thì số bài báo của Thái Lan
thập niên sau cao gấp 4,2 lần thập niên trước, trong
khi Malaysia là 3,9 lần, Việt Nam 3,4 lần, Singapore
3,1 lần và Philippines là 1,9 lần (Phạm Chí Trung,
2013, trang 132 – 134).
Theo Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ
Quốc gia, Bộ Khoa học và Công nghệ, 10 lĩnh vực có
số bài báo nguyên thuỷ công bố quốc tế nhiều nhất
giai đoạn 2006 – 2011 gồm có: Vật lý, Toán học, Hoá
học, Sức khoẻ nghề nghiệp và môi trường, Kỹ thuật,
Khoa học vật liệu, Khoa học môi trường và sinh thái,
Bệnh truyền nhiễm, Nông nghiệp, Dược học. Trong
đó, lĩnh vực chủ yếu là Vật lý, Toán học và Hoá học
đạt gần 1.000 bài cho mỗi lĩnh vực, thấp nhất trong
nhóm 10 là Dược học có gần 300 bài. Điều này cho
thấy, Việt Nam có năng lực nghiên cứu khoa học,
nhất là các lĩnh vực hàn lâm, cơ bản.
Trong giai đoạn 2008 – 2012, số lượng bài báo
công bố quốc tế của Việt Nam có tỷ lệ tăng trưởng
bình quân 13,03%/năm, đạt tổng cộng 6.356 bài, gấp
03 lần thập niên 1991 – 2000 và gần bằng cả thập niên
2001 – 2010. Trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam
đứng thứ tư về số lượng công bố quốc tế (6.356),
sau Singapore (43.779), Malaysia (28.799), Thái Lan
(25.965). Cùng với đó, Việt Nam đứng thứ ba về tăng
trưởng bình quân hàng năm sau Malaysia (23,48%)
và Lào (21,58%). So sánh với các nước phát triển,
Hiện trạng chất lượng nhân lực
khoa học công nghệ tại các cơ sở giáo dục đại học
Chất lượng hoạt động khoa học và công nghệ
(KHCN) tại các cơ sở giáo dục đại học thể hiện ở nhiều
khía cạnh khác nhau trong các hoạt động như: Thực
hiện các chương trình, đề án, dự án, đề tài KHCN, phát
triển công nghệ; Tham gia các hội đồng tư vấn, nghiệm
thu các chương trình, đề án, dự án, đề tài KHCN, giáo
trình, bài giảng, tài liệu khoa học; Hướng dẫn sinh viên,
học viên cao học, nghiên cứu sinh tham gia nghiên cứu
khoa học; Viết bài công bố công trình nghiên cứu trên
các tạp chí khoa học chuyên ngành, viết bài tham luận
tại các hội thảo khoa học, báo cáo chuyên đề khoa học...
Tuy nhiên, một thước đo chính xác và uy tín về giá trị,
chất lượng của các công trình nghiên cứu KHCN là
công bố kết quả nghiên cứu tại các tạp chí khoa học
được công nhận bởi Viện thông tin khoa học - ISI.
CHẤT LƯỢNGHOẠT ĐỘNG KHOAHỌC VÀ CÔNGNGHỆ
TẠI CÁC CƠ SỞGIÁODỤC ĐẠI HỌC CỦAVIỆT NAM
TS. TRẦN THANH LONG
- Đại học Kinh tế - Luật
Bài viết đánh giá hiện trạng chất lượng hoạt động khoa học và công nghệ tại các cơ sở giáo dục đại học của Việt
Namthời gian qua. Trên cơ sở đó, các giải pháp được đề xuất để đào tạo, bồi dưỡng và phát triển đội ngũ cán
bộ khoa học công nghệ. Đồng thời, xây dựng, phát triển các nhómnghiên cứumạnh, nhà khoa học đầu ngành,
nhà khoa học trẻ tài năng trong các cơ sở giáo dục đại học nhằmnâng cao tiềm lực khoa học công nghệ quốc
gia, tạo động lực phát triển khoa học công nghệ nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội nói chung.
Từ khóa: Khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo, đại học, nghiên cứu khoa học
This paper assesses the current status
of the quality of science and technology
activities in Vietnam’s higher education
institutions over the past years. On that basis,
solutions are generatedfor training, fostering
and developing science and technology staffs,
researcher and leading scientists especially
young scientists at higher education
institutions to enhance the national science
and technology potential, creating the driving
force for the development of science and
technology and socio-economics.
Keywords: Science and technology, education
and training, university, scientific research
1...,11,12,13,14,15,16,17,18,19,20 22,23,24,25,26,27,28,29,30,31,...120
Powered by FlippingBook