62
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
Về tổ chức thị trường:
Nghiên cứu thành lập
SGDCK Việt Nam theo nguyên tắc thống nhất về
bộ máy quản lý và điều hành; Thống nhất về nền
tảng công nghệ; Củng cố mô hình hoạt động độc
lập của Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam
theo hướng: Bổ sung các dịch vụ gia tăng khác liên
quan lới hoạt động đăng ký, lưu ký, thanh toán bù
trừ, hoạt động đăng ký giao dịch bảo đảm đối với
tài sản là chứng khoán lưu ký tại Trung tâm Lưu ký
Chứng khoán.
Về cơ sở NĐT:
Đề án tái cấu trúc TTCK và DN
bảo hiểm cũng nêu rõ nhiệm vụ phải nghiên cứu cơ
chế, chính sách thuế nhằm khuyến khích hoạt động
của các loại hình quỹ đầu tư, khuyến khích đầu tư
vào các sản phẩm quỹ mới; Nghiên cứu chính sách
về thuế thu nhập từ hoạt động đầu tư chứng khoán
căn cứ trên thời hạn đầu tư, hình thức đầu tư, sản
phẩm đầu tư…
Tiếp tục hoàn thiện chính sách thuế
đối với thị trường chứng khoán Việt Nam
Chính sách thuế là vấn đề rất quan trọng tác động
đến NĐT và DN. Số liệu khảo sát 2 nghìn DN FDI
đang đầu tư tại Việt Nam hàng năm cho thấy, ưu đãi
thuế chính là 1 trong 4 lợi thế của Việt Nam cùng với
những lợi thế khác như lực lượng lao động, chính
sách, thu hút đầu tư… ảnh hưởng rất lớn đến quyết
định đầu tư của DN trong và ngoài nước. Nhằm tạo
điều kiện để nền kinh tế nói chung, TTCK nói riêng
tiếp tục phát triển một cách lành mạnh và bền vững,
ngày 17/5/2011, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt
Quyết định 732/QĐ-TTg phê duyệt “Chiến lược cải
cách hệ thống thuế giai đoạn 2011-2020”, với mục
tiêu “xây dựng hệ thống chính sách thuế đồng bộ,
thống nhất, công bằng, hiệu quả, phù hợp với thể
chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa;
Mức động viên hợp lý nhằm tạo điều kiện thúc đẩy
sản xuất trong nước và là một trong những công cụ
quản lý kinh tế vĩ mô có hiệu quả, hiệu lực của Đảng
và Nhà nước”.
Chiến lược cải cách hệ thống thuế cũng đặt ra
những yêu cầu cụ thể đối với thuế giá trị gia tăng, thuế
TNDN. Đối với thuế TNCN, yêu cầu đặt ra là nghiên
cứu sửa đổi, bổ sung theo hướng mở rộng cơ sở thuế
và xác định rõ thu nhập chịu thuế; Sửa đổi, bổ sung
phương pháp tính thuế đối với từng khoản thu nhập
theo hướng đơn giản, phù hợp với thông lệ quốc tế để
nâng cao tính tuân thủ pháp luật của người nộp thuế
và tạo thuận lợi cho công tác chịu thuế; Điều chỉnh số
lượng thuế suất phù hợp với thu nhập chịu thuế và
đối tượng nộp thuế; Cơ bản thống nhất mức thuế suất
đối với thu nhập cùng loại hoạt động hoặc hoạt động
tương tự đảm bảo công bằng về nghĩa vụ thuế giữa
thế nhân và pháp nhân (DN); Điều chỉnh mức thuế
suất hợp lý nhằm động viên, khuyến khích cá nhân
làm giàu hợp pháp.
Bên cạnh những quy định chung, chính sách
thuế đối với lĩnh vực chứng khoán cũng cần thiết
xác định những hướng đi cụ thể sau:
Thứ nhất,
bám sát quan điểm phát triển chính
sách thuế chứng khoán một cách khoa học, bảo
đảm kế thừa, phát triển và hoàn thiện những quy
định pháp luật thuế phù hợp với thực tế; đồng thời,
xem xét sửa đổi, bổ sung những quy định đã phát
sinh hạn chế, vướng mắc trong quá trình thực hiện.
Định hướng cải cách thuế nhằm mục đích phát triển
TTCK nói riêng và kinh tế xã hội nói chung. Cùng
với việc tập trung vào tăng tốc độ tăng trưởng thì
TTCK cũng cần chú trọng tới việc phát triển bền
vững; Tập trung vào phát triển quy mô nhưng cấu
trúc của thị trường cũng cần được quan tâm đúng
mức; Nâng cao vai trò của hệ thống thuế trong việc
tăng nguồn thu từ thuế chứng khoán, cải thiện quan
hệ kinh tế và điều chỉnh phân phối nguồn thu nhập
trên TTCK. Ngoài ra, chính sách thuế cần phát huy
vai trò trong việc phát triển, mở rộng thị trường có
tổ chức, thu hẹp thị trường tự do, từng bước tiếp cận
với các thông lệ và chuẩn mực quốc tế.
Thứ hai,
cân bằng mối quan hệ giữa cơ chế quản
lý và cơ chế thị trường trên TTCK, kết hợp hài hòa
các biện pháp về thuế và các biện pháp quản lý vĩ
mô, phát huy vai trò điều tiết vĩ mô của chính sách
thuế trên TTCK.
Thứ ba,
chính sách thuế cần bảo đảm hài hòa
các lợi ích của Nhà nước và các thành viên trên thị
trường; Tạo động lực kinh tế; Bảo đảm quyền, lợi
ích hợp pháp các chủ thể tham gia TTCK…
Tài liệu tham khảo:
1. Quyết định 1826/NQ-TTg ngày 6/12/2012;
2. Quyết định 252/QĐ-TTg ngày 13/2/2014;
3. Thông tư 226/2010/TT-BTC ngày 31/12/2010;
4. Quyết định 617/QĐ-UBCKNN ngày 9/10/2013;
5. Nghị định 58/2012/NĐ-CP ngày 20/7/2012;
6. TS. Lê Xuân Trường (Chủ biên), Giáo trình Quản lý thuế - NXB Tài chính.
Đến cuối năm 2017, TTCK Việt Nam đã có trên
700 doanh nghiệp niêm yết; Quy mô vốn hóa
thị trường cổ phiếu Việt Nam đến cuối năm
2017 đạt ở mức khoảng 70% GDP. Riêng thị
trường trái phiếu Việt Nam, quy mô trái phiếu
chính phủ đã tăng từ mức 19% GDP năm 2011
lên gần 40% GDP.