TCTC ky 1 thang 12 - page 59

TÀI CHÍNH -
Tháng 12/2017
61
cơ quan thuế, chênh lệch tỷ giá, chi phí thuê tư
vấn…). Tuy nhiên, cách tính thuế 0,1% tổng giá
trị chứng khoán bán ra cũng còn có những bất cập
như tình trạng NĐT mặc dù thua lỗ nhưng vẫn
phải nộp thuế. Điều này làm hạn chế động lực
đầu tư vào TTCK và về lâu dài có thể gây trở ngại
cho quá trình tái cấu trúc thị trường.
Thứ hai,
quy định đánh thuế đối với NĐT qua
quỹ cao hơn so với hình thức đầu tư trực tiếp. Theo
quy định hiện hành, công ty quản lý quỹ phải nộp
thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) với thuế suất
25%; 22% (từ ngày 01/01/2014) và 20% (từ ngày
01/01/2016); đồng thời, tiếp tục khấu trừ 5% thuế
thu nhập cá nhân (TNCN) trước khi chi trả lợi tức
cho NĐT cá nhân đầu tư vào Quỹ Đầu tư chứng
khoán. Trong khi đó, Luật Thuế TNCN cho phép
NĐT được chọn một trong hai mức thuế suất là
0,1% trên giá trị chuyển nhượng hoặc 20% trên lợi
nhuận. Như vậy, cùng một hình thức đầu tư vào
chứng khoán nhưng nếu NĐT trực tiếp đầu tư thì
mức thuế suất cao nhất là 20%, còn đầu tư thông
qua quỹ, thì mức thuế suất hiện hành lại lên tới
30%. Điều này khiến cho các quỹ khó huy động
vốn, trong khi cơ quan quản lý lại muốn khuyến
khích mô hình đầu tư qua quỹ phát triển nhằm gia
tăng số lượng NĐT là các tổ chức có tính chuyên
nghiệp cho thị trường và là yếu tố thành công của
quá trình tái cấu trúc TTCK.
Bên cạnh đó, mức thuế đánh trên lãi vốn đến
ngày 01/01/2016 là 20% đối với NĐT tổ chức và 20%
đối với NĐT cá nhân là một trong những yếu tố ảnh
hưởng lớn nhất đến tỷ lệ hoàn vốn cho NĐT nước
ngoài tại Việt Nam. Trong thực tế, nhiều NĐT đã rất
ngại khi chọn đầu tư vào TTCK các nước Đông Nam
Á, trong đó có Việt Nam, bởi tỷ lệ hoàn vốn tại các
nước này thấp hơn rất nhiều so với đầu tư tại Trung
Quốc và Ấn Độ.
Với quan điểm phát triển, mở rộng TTCK có tổ
chức, thu hẹp thị trường tự do, ngày 1/3/2012, Thủ
tướng Chính phủ ban hành Quyết định 252/QĐ-TTg
phê duyệt “Chiến lược phát triển TTCK Việt Nam
giai đoạn 2011-2020”. Trong đó, đặc biệt coi trọng
vấn đề chất lượng và sự an toàn của thị trường; Từng
bước tiếp cận với các thông lệ và chuẩn mực quốc
tế; Phát triển TTCK ổn định, vững chắc, cấu trúc
hoàn chỉnh với nhiều cấp độ, đồng bộ về các yếu tố
cung - cầu; Tăng quy mô và chất lượng hoạt động;
Đa dạng hóa các sản phẩm, nghiệp vụ, đảm bảo thị
trường hoạt động hiệu quả và trở thành kênh huy
động vốn trung và dài hạn trong nền kinh tế; Phấn
đấu đưa tổng giá trị vốn hóa thị trường cổ phiếu vào
năm 2020 đạt khoảng 70% GDP.
Tiếp đó, ngày 6/12/2012, Thủ tướng Chính phủ
ban hành Quyết định 1826/QĐ-TTg phê duyệt Đề án
tái cấu trúc TTCK và DN bảo hiểm, trong đó nhấn
mạnh 4 trụ cột tái cấu trúc TTCK một cách đồng bộ
toàn diện, bao gồm: (i) Tái cấu trúc cơ sở hàng hóa
và sản phẩm dịch vụ; (ii) Tái cấu trúc cơ sở NĐT;
(iii) Tái cấu trúc hệ thống các tổ chức kinh doanh
chứng khoán; (iv) Tái cấu trúc tổ chức thị trường.
Đề án cũng đề ra các giải pháp cụ thể để xây
dựng một hướng đi lâu dài trong việc quản lý và
tạo điều kiện phát triển thị trường vốn nói chung và
TTCK nói riêng. Cụ thể như:
Về cơ sở hàng hóa trên TTCK:
Nâng cao chất lượng
và đa dạng hóa các sản phẩm trên thị trường; Nâng
cao điều kiện niêm yết, phát hành, chú trọng các
tiêu chí về vốn, lợi nhuận, thời gian hoạt động; Đơn
giản hóa thủ tục chào bán, phát hành, đăng ký, lưu
ký và niêm yết, đăng ký giao dịch; Nghiên cứu,
phát triển, từng bước triển khai các sản phẩm mới
như chứng khoán phái sinh, đa dạng hóa các loại
hình trái phiếu và quỹ đầu tư theo lộ trình phù hợp,
đáp ứng yêu cầu phát triển của thị trường; Hoàn
thiện cơ chế, chính sách hỗ trợ công tác cổ phần hóa
DN nhà nước gắn với niêm yết trên TTCK; Tăng
cường tính minh bạch trên TTCK; Nâng cao chất
lượng quản trị công ty, quản trị rủi ro tại các tổ chức
phát hành; Đẩy mạnh công tác thanh tra, giám sát
và xử lý vi phạm dối với các hoạt động liên quan
đến phát hành, niêm yết, công bố thông tin, quản trị
công ty trên TTCK; Thúc đẩy sự phát triển của thị
trường trái phiếu chính phủ, từng bước phát triển
thị trường trái phiếu DN.
Về cơ sở NĐT:
Đa dạng hóa cơ sở NĐT, tập
trung phát triển NĐT tổ chức, chuyên nghiệp,
nhằm tạo sức cầu ổn định, giúp thị trường phát
triển lành mạnh, bền vững; Củng cố lòng tin và
khuyến khích NĐT cá nhân tích cực tham gia thị
trường, tăng thanh khoản cho thị trường; Thu hút
vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài trung và dài hạn,
góp phần phát triển TTCK, cải thiện cán cân thanh
toán quốc tế.
Về tổ chức kinh doanh chứng khoán:
Phân loại các tổ
chức kinh doanh chứng khoán theo các nhóm trên
cơ sở mức độ rủi ro đối với thị trường do có biện
pháp xử lý thích hợp; Đổi mới hoạt động của các tổ
chức kinh doanh chứng khoán, nâng cao năng lực
tài chính, quản trị rủi ro theo thông lệ quốc tế và
khả năng cạnh tranh; Hoàn thiện mô hình tổ chức
và củng cố hoạt động các tổ chức kinh doanh chứng
khoán theo thông lệ quốc tế; Nâng cao năng lực,
hiệu quả quản lý, giám sát hoạt động các tổ chức
kinh doanh chứng khoán.
1...,49,50,51,52,53,54,55,56,57,58 60,61,62,63,64,65,66,67,68,69,...114
Powered by FlippingBook