TÀI CHÍNH -
Tháng 4/2015
21
NHNN là rất khó khăn, càng khó tiếp cận vay với
mức lãi suất ưu đãi như kỳ vọng.
Mặc dù cho đến nay NHNN Việt Nam vẫn có
chủ trương định hướng giảm tiếp mặt bằng lãi suất
thêm 1-1,5%, nhất là lãi suất cho vay trung, dài hạn
nhưng phần lớn các DNNVV khó có tỷ suất lợi
nhuận cao trên 10% để chịu nổi mặt bằng lãi suất
hiện nay, tồn kho có giảm vẫn còn cao, tiêu thụ khó
khăn, nhiều lĩnh vực, ngành hàng vẫn lỗ nặng nếu
cứ tiếp tục kinh doanh. DN vẫn rất khó khăn khi
tiếp cận vay mới vì phần lớn tài sản đảm bảo đã cạn
kiệt, tổng tài sản có sinh lời và doanh thu sụt giảm,
quy mô thu hẹp.
Nguyên nhân
Có 3 nguyên nhân chủ yếu sâu xa dẫn đến những
khó khăn về tín dụng của các DNNVV:
- Sự lúng túng, chậm trễ tái cơ cấu tổng thể nền
kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế
và cải cách thể chế (trong đó cải cách thủ tục hành
chính được coi là then chốt);
- Khu vực các DNNVV nhìn chung trong
vòng 05 năm gần đây so một số loại hình DN
khác, dần yếu kém về chất lượng và thua kém
về năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững.
Doanh thu và lợi nhuận xu hướng bị thu hẹp,
chi phí sản xuất tăng cao khiến nhiều DNNVV
dù có tăng doanh thu nhưng lợi nhuận trước
thuế lại giảm đáng kể.
- Việc chậm trễ tháo gỡ các khó khăn chủ yếu
của các DNNVV về thị trường, đất đai, vốn hoạt
động, công nghệ, đào tạo và quản lý là trở ngại có
tính chất dây truyền cho việc tiếp cận vốn tín dụng
ngân hàng. Nghiên cứu độc lập gần đây của Viện
Khoa học Quản trị DNNN với giả định tạm loại trừ
các yếu tố “đầu vào” và cơ chế, chính sách liên quan
khu vực DNNVV (như giá điện, nước, xăng dầu,
thuế, chính sách, pháp lý...) thì chính 05 nhóm nhân
tố trên là 5 nhân tố chủ chốt tác động trực diện tới
tổng “cầu” tín dụng của khu vực các DNNVV.
Ngoài ra, còn có thể kể đến 7 nguyên nhân trực
tiếp khiến DNNVV khó tiếp cận nguồn vốn vay
ngân hàng là:
- Các NHTM quá thận trọng, co cụm, có phần
bảo thủ và thụ động trong việc cấp vốn tín dụng
cho các DNNVV;
- Thủ tục, điều kiện tín dụng trên nền tảng quản
trị rủi ro tín dụng mới “siết chặt” trở nên phức tạp
và quá sức đối với các DNNVV;
- Chính sách tín dụng của hầu hết các NHTM
hiện nay quá bó hẹp với số khách hàng “truyền
thống”, khách hàng VIP, nên thường xem nhẹ và
“làm ngơ” DN mới khởi nghiệp, DN khoa học và
công nghệ, DN trách nhiệm xã hội;
- Chính sách mới về bảo lãnh tín dụng cho các
DNNVV mặc dù được Chính phủ ban hành nhưng
triển khai còn rất chậm;
- Mặt bằng lãi suất chung có giảm nhưng vẫn còn
cao so với khả năng sinh lời của DN, cơ cấu lãi suất
chưa thực sự khuyến khích các DNNVV mạnh dạn
đầu tư chiều sâu, cải tiến kỹ thuật; Lãi suất nợ cũ
cao chưa được miễn/giảm phù hợp gắn liền với cơ
cấu lại nợ xấu và xử lý rốt ráo, hợp lý;
- Sự phối hợp về chính sách hỗ trợ phát triển
các DNNVV giữa các bộ, ngành còn chưa ăn khớp,
thiếu đồng bộ, kém hiệu lực;
- Hoạt động trợ giúp phát triển khu vực DNNVV
từ phía NHNN, các cơ quan quản lý và các cấp hiệp
hội DN thời gian qua có nhiều đổi mới, tích cực và
hiệu quả nhất định. Tuy nhiên, vẫn chưa đáp ứng
yêu cầu thực tế.
Đề xuất giải pháp tháo gỡ
khó khăn
Để DNNVV Việt Nam
có thêm “điểm tựa” nâng
cao năng lực cạnh tranh của
mình, nhất là trong bối cảnh
việc AEC đang cận kề, cần
thống nhất quan điểm:
- Hỗ trợ DNNVV các vấn
đề liên quan đến thị trường,
đất đai, vốn ưu đãi, công
nghệ, đào tạo và quản lý
trên nền tảng đẩy nhanh tiến
trình cải cách thể chế, minh
bạch hóa thông tin, tháo gỡ
TÌNH HÌNH TÍN DỤNG CỦA CÁC DNNVV (TỶ VND)
Chỉ tiêu
31/12/2011
31/12/2012
30/09/2013
1. Số lượng DNNVV vay
126.245
126.030
124.996
2. Tổng tiền vay của DNNVV
615.514.202
643.382.299
637.114.448
2.1. Phân theo thời hạn cho vay
615.514.202
643.382.299
637.114.448
Ngắn hạn
401.627.514
425.643.779
428.081.243
Trung hạn
213.886.689
217.738.520
209.033.205
2.2. Phân loại theo tiền
615.514.202
643.382.299
637.114.448
VND
511.554.755
552.589.648
562.774.437
Bằng ngoại tệ (quy VND)
103.959.448
90.792.650
74.340.011
2.3 Nợ xấu
23.977.821
32.396.974
36.167.841
Tỷ lệ/Dư nợ
3,9%
5%
5,7%
3. Tổng giá trị tài sản đảm bảo
994.209.821 1.057.977.558 1.138.425.679
Nguồn: NHNN