TCTC so 5 ky 1 - page 73

TÀI CHÍNH -
Tháng 5/2015
75
ĐẦUTƯPHÁT TRIỂN CÔNGNGHIỆPHỖTRỢỞVIỆT NAM
VÀNHỮNGGỢIÝCHÍNHSÁCH
TS. VŨ XUÂN HẢI
- Học viện Tài chính
Dù đã có sự quan tâm đặc biệt của Chính phủ và các bộ ngành liên quan nhưng ngành
Công nghiệp hỗ trợ nước ta vẫn chưa có sự bứt phá, thậm chí trong một số lĩnh vực còn
bị coi là “giậm chân tại chỗ”. Dường như rất “sốt ruột” với thực trạng này, trong các nghị
quyết điều hành kinh tế - xã hội của Chính phủ gần đây đã đề cập cần quan tâm nhiều hơn
nữa đến ngành Công nghiệp hỗ trợ.
Thực trạng phát triển ngành Công nghiệp hỗ trợ
Trong nền kinh tế thị trường, công nghiệp hỗ trợ
(CNHT) có vai trò rất quan trọng, là động lực trực
tiếp tạo ra giá trị gia tăng, giúp tăng sức cạnh tranh
của sản phẩm công nghiệp chính và đẩy nhanh quá
trình công nghiệp hóa quốc gia. Phát triển CNHT
giúp giảm kim ngạch nhập khẩu đầu vào sản xuất,
giúp hạn chế căng thẳng về thâm hụt cán cân thanh
toán quốc tế, cũng như ngoại tệ đối với những nước
nhập khẩu hàng hóa. Nhận thức được điều này,
trong những năm gần đây, đặc biệt kể từ khi quá
trình hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước diễn ra
sâu rộng hơn, Chính phủ đã sớm ban hành nhiều
chính sách khuyến khích, hỗ trợ, qua đó tạo động
lực thúc đẩy ngành CNHT ở Việt Nam phát triển,
cũng như khuyến khích cho các nhà đầu tư, DN
trong và ngoài nước đầu tư vào lĩnh vực này.
Với mục tiêu trở thành một nước công nghiệp
vào năm 2020, từ năm 2007, Bộ Công nghiệp (nay
là Bộ Công Thương) đã ban hành Quyết định số
34/2007/QĐ-BCN phê duyệt Quy hoạch phát triển
CNHT đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020.
Ngày 4/7/2011, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành
Quyết định số 12/2011/QĐ-TTg về Chính sách
khuyến khích phát triển một số ngành CNHT và
hơn một tháng sau, ngày 26/8/2011, Chính phủ tiếp
tục ban hành Quyết định số 1483/QĐ-TTg về việc
ban hành Danh mục CNHT ưu tiên phát triển. Triển
khai thực hiện Quyết định 12/2011/QĐ-TTg, Bộ Tài
chính cũng đã nhanh chóng ban hành Thông tư số
96/2011/TT- BTC hướng dẫn chính sách tài chính
khuyến khích phát triển CNHT, trong đó hướng
dẫn cụ thể chính sách tài chính khuyến khích phát
triển CNHT đối với các ngành cơ khí chế tạo, điện
tử tin học, sản xuất lắp ráp ô tô, dệt may, da giầy và
CNHT cho phát triển công nghệ cao theo quy định
tại Quyết định trên...
Ngoài ra, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ
Tài chính cũng đã có những điều chỉnh quan trọng
trong các luật thuế nhằm tạo ra thêm nhiều ưu đãi
về tài chính đối với các DN và nhà đầu tư trong lĩnh
vực CNHT. Chẳng hạn, trong Luật sửa đổi, bổ sung
một số điều của Luật Thuế TNDN năm 2013, ngoài
việc kế thừa áp dụng thuế suất ưu đãi đối với một
số lĩnh vực có liên quan đến CNHT, còn bổ sung
việc áp dụng thuế suất ưu đãi 10% trong thời hạn
15 năm đối với một số lĩnh vực thuộc CNHT, bao
gồm: Sản xuất vật liệu composit, các loại vật liệu
xây dựng nhẹ, vật liệu quý hiếm.
Tuy không trực tiếp ưu đãi cho CNHT nhưng
những DN nhỏ và vừa (có doanh thu không quá
20 tỷ đồng/năm) thuộc lĩnh vực CNHT cũng được
hưởng thuế suất ưu đãi 20% đối với DN nhỏ và
vừa từ ngày 1/7/2013 đến hết ngày 31/12/2015...
Hay như nhiều văn bản luật khác tuy không quy
định trực tiếp đối với lĩnh vực CNHT, nhưng cũng
có nhiều nội dung ưu đãi liên quan, như Nghị định
46/2014/NĐ-CP mới đây có bổ sung một số trường
hợp được miễn, giảm tiền thuê đất: Đất xây dựng
cơ sở nghiên cứu khoa học của DN khoa học và
công nghệ; đất xây dựng kết cấu hạ tầng chung của
khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất...
Ngày 8/10/2014, Bộ Công Thương tiếp tục ban
1...,63,64,65,66,67,68,69,70,71,72 74,75,76,77,78,79,80,81,82,83,...86
Powered by FlippingBook