TCTC so 12 ky 2 - page 46

48
TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
như các chính sách trước khi xảy ra rủi ro. Kết quả
kiểm tra kiểm soát RRTD sẽ được báo cáo trực tiếp
lên Ủy ban quản trị rủi ro.
Hai là, l a chọn mô hình quản trị RRTD d a trên điều
kiện cụ thể của mỗi NHTM.
ANZ rất linh hoạt trong việc lựa chọn mô hình
quản trị RRTD sao cho phù hợp với điều kiện và nội
lực của mình tiến tới mô hình đạt chuẩn mực quốc
tế. Sự kết hợp các phương thức quản trị rủi ro rất đa
dạng và thay đổi khi điều kiện thị trường thay đổi.
Hơn thế nữa, việc xác định mô hình quản trị RRTD
cần phải phù hợp và tương thích với điều kiện cụ
thể của từng ngân hàng. Một ngân hàng phát triển
trong điều kiện thị trường tài chính yếu kém không
thể chuyển sang áp dụng ngay mô hình định lượng
vì dữ liệu thông tin trong thị trường đó không thể
tốt lên ngay, hoặc không thể áp dụng mô hình kiểm
soát kép vì trong thị trường tài chính đang phát triển,
vai trò kiểm soát của thị trường rất mờ nhạt. Nếu
xác định mô hình không phù hợp với điều kiện của
mình sẽ lãng phí tài nguyên và không đem lại hiệu
quả thiết thực.
Ba là, hiệu quả quản trị RRTD phụ thuộc vào kết quả
của các khâu trong QTRRTD.
ANZ kết hợp chặt chẽ các khâu của quá trình
QTRRTD từ nhận biết đến đo lường, quản lý, kiểm
soát tạo thành một chỉnh thể trong hoạt động quản
trị rủi ro. Hoạt động đo lường định lượng sẽ tạo
ra những thông tin chính xác và có thể tích lũy các
thông tin về một đầu mối, trên cơ sở đó ngân hàng
mới có thể tổ chức quản trị tập trung. Trên nền tảng
thông tin và hoạt động quản trị rủi ro tập trang, bộ
phận kiểm tra nội bộ mới có thể kiểm soát tốt được
hoạt động tín dụng của ngân hàng. Nếu một ngân
hàng chỉ QTRRTD dựa trên việc đo lường rủi ro hoặc
chỉ quan tâm đến tổ chức rủi ro thì sẽ không mang lại
hiệu quả đồng bộ.
Ngân hàng liên tục rà soát, báo cáo và kiểm soát
rủi ro. Ngân hàng cần quan tâm đến việc nâng cao
quản trị hệ thống và tránh các rủi ro tiềm ẩn trong hoạt
động kinh doanh bằng cách rà soát thường xuyên các
rủi ro chính như tín dụng, lãi suất, thanh khoản và
thị trường để đảm bảo các rủi ro này không vượt quá
mức chấp nhận được. Riêng với RRTD, ngân hàng cần
hoàn thiện hệ thống xếp hạng nội bộ và hàng tháng
phân tích các biến động về mức độ rủi ro cho từng
ngành cũng như doanh nghiệp, đảm bảo không vượt
quá các hạn mức đã xây dựng, qua đó duy trì nhất
quán mức khẩu vị rủi ro của Ngân hàng.
Bốn là, hoàn thiện và tuân thủ hệ thống pháp lý.
Để đảm bảo an toàn trong hoạt động của hệ
thống ngân hàng, năm 1988, Uỷ ban Basel về giám
sát ngân hàng đã phê duyệt một văn bản đầu tiên
lấy tên là Hiệp ước về vốn của Basel (Basel I), yêu
cầu các ngân hàng hoạt động quốc tế phải nắm giữ
một mức vốn tối thiểu. Theo Basel I, tổng vốn của
một ngân hàng cần ít nhất bằng 8% RRTD của ngân
hàng đó. Đến ngày 26/6/2004, bản Hiệp ước quốc tế
về vốn Basel mới (Basel II) đã chính thức được ban
hành. Bản Hiệp ước Basel II đưa ra 3 phương pháp
tính toán RRTD bao gồm: Phương pháp chuẩn hóa,
Phương pháp cơ sở dựa trên hệ thống xếp hạng nội
bộ và phương pháp nâng cao dựa trên hệ thống xếp
hạng nội bộ.
Năm là, hiện đại hóa công nghệ để vận hành mô hình
quản trị RRTD hiệu quả.
ANZ có nền tảng công nghệ vững chắc, đây là cơ
sở để có thể áp dụng mô hình QTRRTD. Hệ thống
thông tin của các ngân hàng này đều được xử lý tự
động tập trung, có các phần mềm phân loại được các
khoản vay nào trong hạn, quá hạn và có vấn đề và từ
đó đưa ra các báo cáo cho các cấp độ quản trị khác
nhau. Hệ thống thông tin tập trung sẽ giúp cho các
ngân hàng phân tích tốt hơn về khách hàng, và đưa ra
các biện pháp quản trị rủi ro tương ứng. Do đó, công
nghệ thông tin là chìa khóa để vận hành mô hình quản
trị RRTD.
Ngân hàng cần xây dựng cho mình một hệ thống
công nghệ thông tin hiện đại, giúp cho các cán bộ ngân
hàng có thể dễ dàng tra cứu tìm kiếm thông tin liên
quan đến khách hàng. Ngoài ra, một hệ thống công
nghệ thông tin hiện đại cũng giúp nâng cao chất lượng
công tác phân tích, thẩm định khách hàng, giảm thiểu
rủi ro do thiếu thông tin; Xây dựng một hệ thống quản
lý dữ liệu tập trung toàn hàng làm cơ sở đánh giá, theo
dõi liên tục và kịp thời danh mục tín dụng đầu tư.
Tài liệu tham khảo:
1. TS. Phạm Tiến Thông, ThS. Dương Thanh Hà. Quản trị công ty và quản lý rủi ro
hoạt động tại các NHTMViệt Nam;
2. Đại học Kinh tế quốc dân: Áp dụng Basel II trong quản trị rủi ro của các NHTMViệt
Nam: Cơ hội, thách thức và lộ trình thực hiện;
3. ANZ, Consolidated annual Report (2006 - 2016);
4. World Bank (2010 -2016). Taking Stock, An Update on VietNam’s economic
developments and reforms, Report for Consultative Groupmeeting for VietNam.
Theo thông lệ quốc tế, QTRRTD được bao gồm
5 nội dung cơ bản: (i) Xây dựng chiến lược và
khẩu vị rủi ro; (ii) Lựa chọn phương thức quản
trị rủi ro phù hợp; (iii) Xây dựng hệ thống quản
lý hạn mức rủi ro; (iv) Xây dựng hệ thống phê
duyệt tín dụng; (v) Xây dựng hệ thống kiểm
soát RRTD.
1...,36,37,38,39,40,41,42,43,44,45 47,48,49,50,51,52,53,54,55,56,...148
Powered by FlippingBook