49
việc sử dụng vốn một cách tiết kiệm và hiệu quả
cao, công tác kế toán tại các đơn vị HCSN không
chỉ quan trọng đối với chính các đơn vị này mà còn
quan trọng đối với điều hành NSNN. Với ý nghĩa
như vậy, việc ban hành các quy định liên quan đến
công tác kế toán tại các đơn vị HCSN là vô cùng quan
trọng. Theo đánh giá của các chuyên gia, hiện nay,
quy định liên quan đến công tác kế toán tại các đơn
vị HCSN đã tương đối đầy đủ, thể hiện thông qua
Luật Kế toán sửa đổi (năm 2015) của Quốc hội, Nghị
định 174/2016/NĐ-CP ngày 30/12/2016 của Chính
phủ và Thông tư 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017
của Bộ Tài chính hướng dẫn Chế độ kế toán hành
chính, sự nghiệp.
Cụ thể, theo Luật Kế toán sửa đổi, kế toán đơn
vị HCSN có nhiệm vụ cơ bản như: Thu thập, xử lý
thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung
công việc kế toán, theo chuẩn mực kế toán và chế
độ kế toán; Kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi tài
chính, nghĩa vụ thu, nộp, thanh toán nợ; Kiểm tra
việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành
tài sản; Phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm
pháp luật về tài chính, kế toán; Phân tích thông tin,
số liệu kế toán; Tham mưu, đề xuất các giải pháp
phục vụ yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài
chính của đơn vị kế toán; Cung cấp thông tin, số liệu
kế toán theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, kể từ ngày 1/1/2017, kế toán đơn vị
HCSN phải đáp ứng được những yêu cầu sau: Phản
ánh đầy đủ nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh
vào chứng từ kế toán, sổ kế toán và báo cáo tài chính
(BCTC); Phản ánh kịp thời, đúng thời gian quy định
thông tin, số liệu kế toán; Phản ánh rõ ràng, dễ hiểu
và chính xác thông tin, số liệu kế toán; Phản ánh
Hoàn thiện quy định về
kế toán hành chính sự nghiệp
Kế toán hành chính sự nghiệp (HCSN) là việc
tổ chức hệ thống thông tin bằng số liệu để quản lý
và kiểm soát nguồn kinh phí, tình hình sử dụng và
quyết toán kinh phí, tình hình quản lý và sử dụng
các loại vật tư, tài sản công, tình hình chấp hành dự
toán thu chi và thực hiện các tiêu chuẩn, định mức
của Nhà nước ở đơn vị HCSN. Do sử dụng ngân
sách nhà nước (NSNN) và được xem là công cụ sắc
bén trong việc quản lý NSNN, góp phần đắc lực vào
Một sốđiểmmới trongquy định
về Kế toánhành chính sựnghiệp
ThS. Lê Thị Thanh Huyền
- Cao đẳng Kinh tế Kế hoạch Đà Nẵng*
Các đơn vị hành chính sự nghiệp hoạt động bằng nguồn kinh phí của Nhà nước cấp hoặc từ các nguồn kinh
phí khác như thu sự nghiệp, phí, lệ phí, hoạt động kinh doanh hay viện trợ không hoàn lại. Trong quá
trình hoạt động, các đơn vị này phải có trách nhiệm chấp hành quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và
quy định về chế độ kế toán hành chính sự nghiệp do Nhà nước ban hành. Hiện nay, quy định liên quan đến
công tác kế toán tại các đơn vị hành chính sự nghiệp đã tương đối đầy đủ. Hệ thống lại một số điểmmới
đáng chú ý, bài viết tập trung trao đổi về những quy định sẽ bắt đầu triển khai từ ngày 1/1/2018.
Từ khoá: Thông tư 107/2017/TT-BTC, hành chính sự nghiệp, kế toán, ngân sách nhà nước
The non-income generating agencies are funded
by the State and other sources of income such as
administrative receipts, fees, charges, business
operation and ODA. During operation, they
have to follow the regulations termed in the
Law of State Budget and other regulations
of administrative accounting. At present, the
regulations related to the accounting activities
of non-income generating agencies have been
considered sufficient. This paper reviews and
discusses the new regulations which are to be
applied since 1/1/2018.
Keywords: Decree 107/2017/TT-BTC, non-income
generating agencies, accounting, State Budget
Ngày nhận bài: 15/11/2017
Ngày hoàn thiện biên tập: 6/12/2017
Ngày duyệt đăng: 7/12/2017
*Email:
KẾ TOÁN - KIỂMTOÁN