TÀI CHÍNH -
Tháng 12/2017
53
động sản, các khoản đầu tư... quy định trong VAS
02, 03, 04, 07, 08, nhưng các phương pháp tính giá
không được quy định đầy đủ, minh bạch làm giảm
tính chất ổn định của môi trường kế toán.
Ưu điểm chính của cơ sở giá gốc là cách tiếp cận
đơn giản, đảm bảo được tính thích hợp và đáng tin
cậy của thông tin kế toán cho các đối tượng sử dụng.
Tuy nhiên, hạn chế chính của mô hình giá gốc là thiên
về cung cấp thông tin quá khứ nên không thích hợp
với các quyết định trong môi trường kinh doanh hiện
tại theo nền kinh tế thị trường, từ đó, góp phần hạn
chế trong việc ghi nhận ban đầu của các khoản đầu tư
tài chính (ĐTTC). Theo quy định của VAS, các khoản
ĐTTC phát sinh lần đầu tiên tại doanh nghiệp (DN)
đều được ghi nhận theo giá gốc. Ngoài ra, khi kết thúc
kỳ kế toán, giá trị các khoản ĐTTC của DN trình bày
trên Báo cáo tình hình tài chính (Bảng cân đối kế toán)
theo giá gốc – giá trị ban đầu. Nếu các khoản chứng
khoán của DNbị giảmgiá hoặc giá trị các khoản ĐTTC
bị tổn thất do tổ chức kinh tế mà DN đang đầu tư vào
bị lỗ, thì DN sẽ phải trích lập dự phòng theo quy định.
Ngược lại, nếu giá trị các khoản ĐTTC của DN tăng
lên do giá cổ phiếu tăng thì khoản chênh lệch này lại
không được phản ánh và ghi nhận.
Vai trò của giá trị hợp lý trong giai đoạn hiện nay
Giá trị hợp lý lần đầu tiên được Hội đồng chuẩn
mực kế toán quốc tế (IASB) đề cập trong Chuẩn mực
kế toán quốc tế 16 (IAS 16) – Tài sản, nhà cửa và
thiết bị rằng ”Giá trị hợp lý là tài sản có thể đem trao
đổi giữa các bên có hiểu biết, có thiện chí trong một
giao dịch ngang giá”. Sau đó IASB công bố dự thảo
Chuẩn mực về đo lường Giá trị hợp lý - được hiểu
là giá trị sẽ nhận được khi bán một tài sản hoặc giá
trị thanh toán để chuyển giao một khoản nợ phải trả
trong một giao dịch có tổ chức. Tháng 5/2011 IASB
phát hành Chuẩn mực quốc tế về Báo cáo tài chính
13 (IFRS 13) – Đo lường giá trị hợp lý. Theo IFRS
13, giá trị hợp lý là giá trị sẽ nhận được khi bán một
tài sản hay giá trị thanh toán để chuyển giao một
khoản nợ phải trả trong một giao dịch có tổ chức
giữa các bên tham gia thị trường tại ngày đo lường.
Khái niệm giá trị hợp lý trong chuẩn mực này nhấn
mạnh giá trị hợp lý được xác định trên cơ sở giá thị
trường, chứ không phải DN. Do đó, IFRS 13 về Giá
trị hợp lý ra đời là bước tiến quan trọng, khẳng định
ý nghĩa của giá trị hợp lý trong việc cải thiện tính
nhất quán của thông tin tài chính toàn cầu.
Ưu điểm của giá trị hợp lý và lợi ích sử dụng được
thể hiện rất rõ trên nhiều khía cạnh như: giá trị hợp
lý phản ánh được những thay đổi của thị trường;
Những giả định dùng để ước tính giá trị hợp lý có
thể được xác định và kiểm chứng, ngày càng mang
tính khách quan hơn với sự phát triển của hệ thống
thông tin và sự phát triển của các thị trường chuyên
ngành, nó cũng được yêu cầu công bố, vì vậy khả
năng lạm dụng giá trị hợp lý được hạn chế đáng kể;
các mô hình định giá cho những trường hợp không
có giá thị trường hiện đang phát triển và từng bước
hoàn thiện. Giá trị hợp lý là cơ sở tính giá phản ánh
mức giá kỳ vọng của thị trường hiện tại và tương lai
đối với một tài sản hoặc một khoản nợ phải trả. Do
vậy, trong mối quan hệ với các cơ sở định giá khác
thay thế, giá trị hợp lý được coi là cơ sở định giá giúp
thông tin tài chính phản ánh tốt nhất dòng tiền tương
lai của đơn vị cũng như khả năng thanh khoản và
linh hoạt tài chính của đơn vị.
Trong kế toán Việt Nam, giá trị hợp lý được sử
dụng chủ yếu trong ghi nhận ban đầu như: Ghi
nhận ban đầu tài sản cố định, doanh thu, thu nhập
khác; ghi nhận ban đầu báo cáo các khoản mục tiền
tệ có gốc ngoại tệ… Giá trị hợp lý lần đầu tiên được
định nghĩa trong VAS 14 – Doanh thu và thu nhập
khác, rằng giá trị hợp lý là giá trị tài sản có thể trao
đổi hoặc giá trị một khoản nợ được thanh toán một
cách tự nguyện giữa các bên có đầy đủ hiểu biết
trong trao đổi ngang giá. Sau đó, các khoảng thời
điểm năm 2005, 2006, Bộ Tài chính cũng có những
quy định cụ thể về các phương pháp định giá, thẩm
định giá – cũng là một tiền đề quan trọng của việc
sử dụng giá trị hợp lý. Tuy nhiên, việc áp dụng các
quy định, các phương pháp còn mờ nhạt và kế toán
vẫn bỏ ngỏ.
Tại Luật kế toán sửa đổi, bổ sung số 88/2015/
QH13, một trong các nội dung quan trọng được
bổ sung đó là quy định các nguyên tắc kế toán liên
quan đến giá trị hợp lý. Đây được coi là một bước
tiến mạnh mẽ nhưng khả năng áp dụng vẫn mang
tính chắp vá, chưa có một định hướng rõ ràng về
việc sử dụng giá trị hợp lý, chưa được đưa cụ thể
vào Chuẩn mực kế toán.
Trên thực tế, cho đến nay, vẫn còn không ít
những tranh luận xung quanh việc sử dụng giá trị
Để giá trị hợp lý thực sự tồn tại, phải có một
môi trường kinh doanh phù hợp. Định hướng
này được thực hiện bằng cách đẩy nhanh hoạt
động cổ phần hóa doanh nghiệpnhà nước, góp
phần tạo “sân chơi” bình đẳng cho các doanh
nghiệp, đồng thời, phát triển thị trường chứng
khoán, thị trường vốn thu hút đầu tư nước
ngoài, tạo động lực phát triển cho nền kinh tế.