TÀI CHÍNH -
Tháng 12/2017
47
này góp phần làm tăng tính minh bạch và công khai
về thông tin của ANZ.
Ngoài ra, ANZ còn chú trọng xây dựng một hệ
thống kiểm soát tín dụng nội bộ toàn diện trong đó
có: (i) Hệ thống cảnh báo các dấu hiệu bất thường của
các khoản tín dụng được nghiên cứu và đi vào hoạt
động để có thể khắc phục kịp thời tránh tổn thất xảy
ra; (ii) Hoạt động “kiểm tra thử khủng hoảng” được
thực hiện định kỳ hoặc tại những thời điểm nền kinh
tế có dấu hiệu bất ổn, để lượng hóa rủi ro chính xác
trong từng thời kỳ và có biện pháp phòng chống, dự
phòng rủi rọ, chính sách giá phù hợp; (iii) Hoạt động
kiểm toán nội bộ với phương thức kiểm tra bất ngờ
đang được duy trì một cách rất hiệu quả đảm bảo tính
tuân thủ tuyệt đối trong hệ thống.
Kinh nghiệm choViệt Nam
Qua nghiên cứu kinh nghiệm quản trị rủi ro tín
dụng ở ANZ, bài học kinh nghiệm rút ra cho các
NHTM Việt Nam có thể đề cập tới như sau:
Một là, th c hiện QTRRTD theo thông lệ quốc tế, tăng
cường sử dụng phương pháp định lượng trong phân tích,
đánh giá RRTD.
Theo thông lệ quốc tế, QTRRTD được bao gồm 5
nội dung cơ bản: (i) Xây dựng chiến lược và khẩu vị
rủi ro; (ii) Lựa chọn phương thức quản trị rủi ro phù
hợp; (iii) Xây dựng hệ thống quản lý hạn mức rủi ro;
(iv) Xây dựng hệ thống phê duyệt tín dụng; (v) Xây
dựng hệ thống kiểm soát RRTD.
Xây d ng chiến lược và khẩu vị rủi ro:
Cần xác định
chiến lược quản trị rủi ro hướng tới của ngân hàng là
gì? Ngân hàng có chấp nhận rủi ro để có thể đem lại
lợi nhuận cao hơn hay lựa chọn chiến lược phát triển
ổn định, kiểm soát chặt chẽ RRTD. Khẩu vị rủi ro cụ
thể của ngân hàng là rủi ro nên được xem xét trên cả
hai mặt - cơ hội và thách thức và không chỉ trên tác
động của nó tới các khía cạnh định lượng như vốn
kinh tế, mức độ biến động của thu nhập
Lựa chọn phương thức quản trị rủi ro hiện đại, sử
dụng phương pháp định lượng trong đánh giá rủi ro
trong từng giai đoạn, cụ thể:
Giai đoạn 1:
Giai đoạn này QTRRTD là tuân thủ
các nguyên tắc quản trị theo Basel II bằng việc thiết
lập hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ nhằm tính
toán ba cấu phần PD - xác suất khách hàng không
trả được nợ, LGD - tỷ lệ tổn thất dự kiến (%) trong
trường hợp khách hàng không trả được nợ và EAD
- số dư nợ rủi ro. Đo lường RRTD qua EL - tổn thất
dự kiến và UL - tổn thất ngoài dự kiến tại cấp độ một
khách hàng cụ thể:
Giai đoạn 2:
Là quản trị rủi ro danh mục đầu tư
bằng cách lượng hóa mức tổn thất dự kiến (ELp) và
ngoài dự kiến (ULp) của cả danh mục đầu tư dựa trên
việc xác định độ rủi ro tương quan giữa các tài sản/
mức vỡ nợ của các tài sản có rủi ro và mức rủi ro tập
trung của cả danh mục.
Giai đoạn 3:
Ngân hàng có thể quản trị vốn kinh tế
và định giá khoản vay theo mức rủi ro tương ứng. Khi
các thước đo RRTD là EL và UL đã được lượng hóa,
ngân hàng có cơ sở để xác định lãi suất cho vay theo
đúng phương châm “rủi ro cao, lợi nhuận cao; rủi ro
thấp, lợi nhuận thấp” qua cơ chế tính giá bù đắp rủi ro.
Giai đoạn 4:
Cao hơn việc quản trị vốn kinh tế và
định giá khoản vay theo rủi ro, ngân hàng hướng tới
việc quản trị rủi ro danh mục tín dụng chủ động, thay
vì quản trị rủi ro danh mục một cách thụ động bằng
việc xác định và chuyển giao rủi ro một cách chủ động
thông qua việc sử dụng ngân quỹ tín dụng và chứng
khoán hóa khoản vay.
Giai đoạn 5:
Mô hình toàn diện nhất mà ngân hàng
đạt được là quản trị rủi ro trên cơ sở giá trị. Khi đó, tất
cả các giá trị đã được điều chỉnh rủi ro của khoản tín
dụng đơn lẻ cho đến danh mục đầu tư đều được xác
định, giúp cho công tác quản trị rủi ro được hiệu quả,
chính xác.
Xây d ng hệ thống quản trị hạn mức rủi ro:
Xây dựng
hệ thống quản trị hạn mức rủi ro bao gồm hai cấp độ
chủ yếu là giới hạn tín dụng theo ngành và theo khách
hàng. Mục tiêu của việc thiết lập hạn mức theo từng
ngành nhằm phòng tránh rủi ro tập trung vào một
ngành cụ thể, đồng thời, tối ưu hóa hiệu quả của các
tiêu chí quản trị rủi ro từng ngành. Trường hợp hạn
mức rủi ro của một khách hàng hay một nhóm khách
hàng có liên quan vượt quá giới hạn cho phép, các
quyết định cấp tín dụng phải được phê duyệt bởi chủ
tịch HĐQT.
Xây d ng hệ thống phê duyệt tín dụng:
Hệ thống phê
duyệt tín dụng thể hiện ở vai trò, chức năng và thẩm
quyền của từng bộ phận, cá nhân trong quá trình phê
duyệt tín dụng. Hệ thống được thiết lập theo từng đối
tượng khách hàng: doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp
vừa và nhỏ, định chế tài chính.
Xây d ng hệ thống kiểm soát RRTD:
Hệ thống kiểm
soát RRTD cần được thiết lập một cách độc lập, áp
dụng cho từng khoản tín dụng riêng lẻ, bao gồm
cả những khoản tín dụng ngoại bảng, toàn bộ danh
mục tín dụng của ngân hàng trên nguyên tắc quản trị
hàng ngày và đưa ra cảnh báo sớm mỗi khi hệ thống
phát hiện ra rủi ro. Hệ thống cho phép ngân hàng
kiểm tra tình trạng của khoản vay từ điều kiện cấp
tín dụng, xếp hạng khách hàng, điều kiện giải ngân,
dự phòng rủi ro, hạn mức rủi ro và mức độ tuân thủ
pháp luật. Hệ thống kiểm soát RRTD phải là công cụ
giúp ngân hàng đánh giá lại chiến lược rủi ro cũng