56
KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN
lượng kế toán thông qua một vài cách thức. Trước
tiên là ảnh hưởng gián tiếp thông qua các chuẩn mực
kế toán (Mũi tên 2 - Hình 1). Sự tách biệt giữa hệ
thống lập pháp và hành pháp, cùng với quan điểm
phát triển luật pháp dựa trên các thông lệ hình thành
trong dân chúng đã được phản ánh thông qua cách
tiếp cận chuẩn mực kế toán ở những nước áp dụng
hệ thống thông luật. Hệ thống chuẩn mực kế toán đã
bộc lộ sự đúng đắn khi ưu tiên cung cấp thông tin
kế toán cho các nhà đầu tư chứ không phải để đáp
ứng nhu cầu thông tin của Chính phủ. Chuẩn mực
kế toán ở những nước này chủ yếu được xây dựng
bởi các tổ chức tư nhân, ví dụ như FASB của Mỹ và
mục tiêu của các nhà tạo lập chuẩn mực là thỏa mãn
nhu cầu thông tin của các nhà đầu tư. Ngược lại, hệ
thống luật dân sự, ví dụ như hệ thống luật của Pháp
hay Đức, lại cho phép chính phủ kiểm soát quá trình
xây dựng và diễn giải các điều luật.
Các yếu tố tác động lên báo cáo tài chính
Ball (2001) cho rằng, tất cả các bên tham gia hợp
đồng hoặc dự định tham gia ký kết hợp đồng với DN
đều có nhu cầu tìm hiểu thông tin về mức độ hoàn
thành trách nhiệm trong hợp đồng của họ. Vì thế, DN
luôn sẵn sàng chấp nhận gánh chịu chi phí cung cấp
thông tin để đổi lại có được sự đánh giá cao từ khách
hàng, nhà đầu tư cũng như chủ sở hữu DN. Từ đó,
báo cáo tài chính phải cân bằng được hai khoản là chi
phí công bố thông tin và lợi ích thu được khi đáp ứng
nhu cầu thông tin cho các bên tham gia hợp đồng,
trong đó chi phí tiết lộ thông tin gồm có các khoản
chi để chuẩn bị báo cáo tài chính và công bố thông
tin độc quyền ra thị trường.
S phát triển của thị trường tài chính:
Yếu tố tác động đến báo cáo tài chính được xem
xét trước tiên là sự phát triển của thị trường tài chính
(Mũi tên 4 - Hình 1). Nhu cầu thông tin
bắt nguồn từ nhu cầu giảm thiểu tính
bất cân xứng về thông tin của các bên
tham gia trên thị trường. Spence (1973)
nhận thấy rằng, các báo động đáng tin
cậy có thể phần nào khắc phục được
vướng mắc trong lựa chọn mẫu không
thuận lợi. Trường hợp việc ra cảnh báo
là khá đắt đỏ đối với các DN yếu kém
thì những DN có tình hình tài chính tốt
sẽ chịu trách nhiệm đưa ra báo động
cho thị trường với chi phí thấp hơn và
sẽ nhận được các khoản tài trợ vốn chi
phí thấp.
Báo cáo tài chính được xem như là
phương tiện cơ bản để đánh động thị
trường. Francis (2005) nhận thấy, DN nào có nhu cầu
nhận thêm vốn tài trợ từ bên ngoài đều tự động công
bố nhiều thông tin hơn mức yêu cầu tối thiểu của thị
trường và có chi phí vốn thấp hơn. Burgstahler (2007)
nhận thấy, tại các quốc gia có thị trường vốn rộng
lớn và phát triển thì hiện tượng điều chỉnh báo cáo
tài chính xuất hiện ở các DN tư nhân nhiều hơn ở các
DN công. Tóm lại, có thể nói rằng, thị trường chứng
khoán tạo ra các yếu tố thúc đẩy cho DN để cung cấp
thêm nhiều thông tin về tình hình kinh doanh, từ đấy
góp phần làm giảm chi phí vốn. Hay nói cách khác,
thị trường chứng khoán sẽ lọc bỏ DN nào công khai
ít thông tin về tình hình hoạt động của mình. Do vậy,
nhu cầu thông tin từ các bên tham gia sẽ tạo nên yếu
tố thúc đẩy cho các nhà quản trị để tăng cường chất
lượng báo cáo tài chính của DN.
Sự phát triển của thị trường tài chính mang lại
những ảnh hưởng gián tiếp (Mũi tên 5 - Hình 1).
Quyền của các nhà đầu tư được bảo vệ tốt và mức
độ can thiệp của chính phủ vào công việc kinh doanh
của DN thấp sẽ bảo đảm cho các nhà đầu tư thu về
được một khoản lợi nhuận từ số tiền bỏ ra đầu tư của
mình, từ đó, tăng thêm số lượng nhà đầu tư sẵn sàng
bỏ vốn cho DN. Nền chính trị tập trung cao và sức
mạnh tôn giáo của một nước cũng là yếu tố liên quan
đến sự kém phát triển của thị trường chứng khoán.
Cấu trúc vốn:
Do mỗi DN có nhu cầu về vốn là khác nhau nên
các yếu tố tác động đến báo cáo tài chính cũng khác
nhau (Mũi tên 6 - Hình 1). Đối tượng cổ đông và chủ
nợ sử dụng các phương pháp khác nhau để làm giảm
tính bất cân xứng của thông tin. Khi các nhà đầu tư
đầu tư trực tiếp cho DN thông qua thi trường chứng
khoán, họ thường phải xem xét báo cáo tài chính của
DN đấy cùng với một vài nguồn khác để lấy thông
tin phục vụ cho việc đưa ra quyết định cuối cùng.
11
Chuẩn mực kế
toán
Sự phát triển
thị trường
tài chính
Cấu trúc vốn
Cơ cấu sở hữu
Hệ thống thuế
Hệ thống pháp luật
và chínhtrị
Chất lượng
thông tin
kế toán
1
2
3
5
7
9
4
6
8
10
Hình 1: Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán
Nguồn: Tác giả tổng hợp