TCTC so 12 ky 2 - page 52

54
KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN
hợp lý. Trong khi những người bảo vệ giá gốc nhấn
mạnh đến việc sử dụng giá gốc giúp đánh giá trách
nhiệm giải trình, các lập luận phê phán cho rằng để
đạt được mục tiêu này không nhất thiết phải phản
ánh các giao dịch dựa trên quá khứ (giá gốc). Trái
lại, việc phản ánh theo giá hiện hành (giá trị hợp lý)
sẽ cung cấp thông tin hữu ích hơn và được bàn đến
như là hướng đi mới của định giá trong kế toán.
Mặc dù, xác định giá trị hợp lý không phải là điều
dễ dàng trong một số trường hợp, đặc biệt trong bối
cảnh thị trường Việt Nam nhưng việc ghi nhận dựa
trên giá gốc sẽ không đem lại cái nhìn đúng đắn về
tình hình tài chính của DN, đặc biệt đối với danh
mục tài sản - phần mà giá trị hợp lý thay đổi theo
thời gian, như: nhà, đất, thiết bị…
Định hướng áp dụng cơ sở giá trị hợp lý
tại Việt Nam phù hợp với thông lệ quốc tế
Giá trị hợp lý đang dần khẳng định những ưu
thế của mình trong định giá. Việc sử dụng giá trị
hợp lý được IASB, FASB ủng hộ áp dụng rộng rãi tại
các quốc gia. Quá trình hội nhập quốc tế về kinh tế
và kế toán tạo ra sức ép đáng kể về việc nghiên cứu
và sử dụng giá trị hợp lý trong hệ thống kế toán Việt
Nam. Tuy nhiên, việc tiến tới sử dụng giá trị hợp lý
như là một cơ sở định giá chủ yếu trong kế toán cần
phải có những định hướng và giải pháp phù hợp,
đồng bộ, hiệu quả:
Thứ nhất,
phải có lộ trình hợp lý, tính toán phù
hợp với đặc điểm kinh tế của từng giai đoạn phát
triển. Thị trường chứng khoán Việt Nam còn khá non
trẻ, hệ thống thông tin hỗ trợ còn hạn chế, nếu áp
dụng toàn bộ theo chuẩn mực quốc tế sẽ ảnh hưởng
đến tính đáng tin cậy của thông tin được định giá
theo giá trị hợp lý. Cơ sở hạ tầng thông tin kinh tế
của các doanh nghiệp cũng còn hạn chế, trình độ kế
toán viên chưa đồng đều, nên việc áp dụng ngay giá
trị hợp lý sẽ xảy ra nhiều bất cập. Do đó, vấn đề quan
trọng hiện nay là xây dựng đồng bộ mọi cơ sở cho
việc áp dụng giá trị hợp lý theo lộ trình thích hợp.
Thứ hai,
nên duy trì mô hình kết hợp các cơ sở
định giá khác nhau, không nên sử dụng giá trị
hợp lý là một cơ sở định giá duy nhất cho mọi tài
sản và nợ phải trả. Trong đó, giá trị hợp lý được
khuyến khích áp dụng trong những điều kiện tồn
tại thị trường hoạt động cho tài sản hoặc nợ phải
trả hoàn toàn giống về bản chất hoặc tương tự có
thể so sánh. Đó là những trường hợp mà giá trị
hợp lý được xác định một cách đáng tin cậy. Tuy
nhiên, khi xét đến tính tin cậy, tính dễ hiểu và tính
có thể so sánh, cơ sở tính giá này có những hạn
chế nhất định. Cụ thể, để đánh giá các tài sản mà
doanh nghiệp không có ý định bán, thanh toán
trong ngắn hạn thì không nên áp dụng giá trị hợp
lý. Ngoài ra, để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh
doanh của đơn vị, thì việc sử dụng giá trị hợp lý
cũng hạn chế. Nếu kết quả hoạt động kinh doanh
được ghi nhận trên cơ sở biến động về giá trị hợp
lý thì thông tin kết quả hoạt động sẽ có ít ý nghĩa
trong đánh giá hiệu quả hoạt động hiện tại và xu
hướng biến động trong tương lai của kết quả kinh
doanh vì sự biến động giá trị hợp lý hoàn toàn do
các yếu tố của thị trường.
Thứ ba,
điều chỉnh, bổ sung Luật Kế toán, Chuẩn
mực kế toán thực sự hòa hợp và gắn với thực tiễn, để từ
đó, khi áp dụng cơ sở giá trị hợp lý sẽ không bị vướng
mắc, tạo tiền đề pháp lý quan trọng cho các DN khi
triển khai, áp dụng. Luật Kế toán 2015 mặc dù đã đưa
ra vấn đề giá trị hợp lý nhưng cần ban hành hướng dẫn
áp dụng, chuẩn hóa định nghĩa, giải thích và đưa ra
phương pháp xác định giá trị hợp lý, cụ thể. Trước mắt,
giá trị hợp nhất thiết phải được sử dụng trong ghi nhận
ban đầu đối với bất động sản đầu tư, công cụ tài chính,
hợp nhất kinh doanh, liên kết đầu tư; bởi nếu phản ánh
theo giá gốc sẽ không thể hiện được những thay đổi của
thị trường. Cần bổ sung các quy định về định giá theo
hướng tiếp cận các chuẩn mực quốc tế, trình bày thông
tin về giá trị hợp lý trên BCTC, từ đó, tiến tới việc xây
dựng chuẩn mực kế toán đo lường giá trị hợp lý. Việc
xây dựng chuẩn mực kế toán Việt Nam về giá trị hợp
lý theo hướng tiếp cận và phù hợp với IFRS 13 là điều
cần thực hiện trong tương lai.
Cuối cùng, để giá trị hợp lý thực sự tồn tại, phải
có một môi trường kinh doanh phù hợp. Định hướng
này được thực hiện bằng cách đẩy nhanh hoạt động
cổ phần hóa DNNN, góp phần tạo “sân chơi” bình
đẳng cho các doanh nghiệp, đồng thời, phát triển thị
trường chứng khoán, thị trường vốn thu hút đầu tư
nước ngoài, tạo động lực phát triển cho nền kinh tế
và nâng cao môi trường kinh doanh. Đây chính là
nhân tố quan trọng tác động đến việc vận dụng giá
trị hợp lý trong kế toán.
Tài liệu tham khảo:
1. Luật Kế toán Việt Nam năm 2003 và Luật Kế toán Việt Nam năm 2015;
2. Bộ Tài Chính, 26 chuẩn mực kế toán, ban hành từ năm 2001 đến 2005;
3. Bộ Tài chính, Hướng dẫn kế toán thực hiện 4 chuẩn mực kế toán, ban hành
theo Thông tư 21/2006/TT-BTC ngày 20/03/2006;
4. Bộ Tài chính, Thông tư 200/2014/TT-BTC về chế độ kế toán doanh nghiệp
ngày 22/12/2014;
5. IFRS 13 - Xác định giá trị hợp lý;
6. PGS., TS Ngô Thị Thị Thu Hồng, TS. Bùi Thị Hằng, Nguyên tắc giá trị hợp lý
theo Luật Kế toán: Lý luận và định hướng áp dụng ở Việt Nam, Tạp chí Tài
chính số tháng 11/2016.
1...,42,43,44,45,46,47,48,49,50,51 53,54,55,56,57,58,59,60,61,62,...148
Powered by FlippingBook