TCTC so 12 ky 2 - page 61

TÀI CHÍNH -
Tháng 12/2017
63
môn, xử lý công việc theo chế độ kế toán, chuẩn
mực chuyên môn quy định hiện hành.
Đạo đức nghề nghiệp yêu cầu bản thân mỗi kế
toán viên, kiểm toán viên cần cân nhắc hậu quả của
từng giải pháp khả thi. Do vậy, bản thân mỗi kế
toán viên, kiểm toán viên cần xem xét các sự kiện,
vấn đề đạo đức có liên quan, nguyên tắc đạo đức cơ
bản, các thủ tục nội bộ được thiết lập, các giải pháp
thay thế. Sau đó, kế toán viên, kiểm toán viên cần
xác định hậu quả của từng phương pháp và tìm ra
cách giải quyết thích hợp.
Bên cạnh đó, kỹ năng nghề nghiệp và kinh
nghiệm làm việc là điều không thể thiếu giúp kế
toán – kiểm toán viên xử lý các tình huống thực tế
một cách linh hoạt. Tuy nhiên, đây là điều không
phải bất cứ ai làm kế toán, kiểm toán đều có. Đặc
biệt, đây là điểm yếu của mỗi sinh viên chuyên
ngành kế toán - kiểm toán mới tốt nghiệp hoặc
mới chuyển đổi nghề nghiệp chưa thể có cho dù
họ không có hay đã có kinh nghiệm công tác ở các
lĩnh vực khác. Để giúp mỗi kế toán viên, kiểm toán
viên được thực hành đạo đức nghề nghiệp của
mình và nâng cao đạo đức nghề nghiệp cho chính
bản thân mình, cần có một chương trình thực hành
đạo đức nghề nghiệp trong kế toán – kiểm toán là
điều cực kỳ cần thiết. Đặc biệt, cuộc Cách mạng
công nghiệp 4.0 với hàng loạt những mối đe dọa
mang tính công nghệ đối với kế toán, kiểm toán,
chương trình này trở nên cần thiết hơn bao giờ
hết. Chương trình thực hành đạo đức nghề nghiệp
trong kế toán - kiểm toán nên được thiết kế với
phần lý thuyết chung về các nguy cơ đe dọa, các
chuẩn mực đạo đức, hướng giải quyết chung và
có thiết kế các tình huống thực tế. Các tình huống
thực tế nên được thu thập từ các chuyên gia kế
toán, kiểm toán, đặt người thực hành vào những
tình huống cụ thể, người thực hành có thể đưa ra
cách xử lý cho riêng mình. Phần thực hành này sẽ
trở thành một phần điều kiện bắt buộc đối với các
học viên chuyên ngành kế toán. Điều này sẽ giúp
cho những người có yếu điểm về kinh nghiệm làm
việc trong kê toán, kiểm toán được thực hành một
cách nghiêm túc.
Tăng cường biện pháp phòng ngừa rủi ro
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đặt ra những
cơ hội và thách thức cho doanh nghiệp. Doanh
nghiệp cần thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ
phòng ngừa các nguy cơ từ việc tổn hại đạo đức
nghề nghiệp kế toán - kiểm toán. Đây là biện
pháp mà kế toán, doanh nghiệp tự bảo vệ mình
trước khi cần sự can thiệp của lực lượng bên ngoài
doanh nghiệp. Hơn nữa, biện pháp này cũng giúp
kiểm toán, đối tượng cung cấp dịch vụ kế toán
tránh khỏi những nguy cơ nhất định. Tuy nhiên,
để thực hiện được biện pháp này cần một đội ngũ
tư vấn, giám sát hiểu biết, trách nhiệm và khách
quan trong đội ngũ kiểm soát. Trong đó, đội ngũ
đứng đầu bộ máy kế toán hay kiểm toán tại DN
cần tư vấn cho ban quản trị, tư vấn cho lãnh đạo
DN về việc thiết lập hệ thống kiểm soát chặt chẽ
để ngăn ngừa các nguy cơ xảy ra.
Nhà nước, tổ chức hiệp hội hành nghề có biện
pháp ngăn chặn những hành vi phi đạo đức. Biện
pháp ngăn chặn những hành vi phi đạo đức trong
kế toán, kiểm toán không phải chỉ dừng lại ở khuyến
khích động viên, xử phạt… Trong thời đại công
nghệ, các hành vi sai phạm càng trở nên tinh vi hơn
bao giờ hết. Để Nhà nước, tổ chức hiệp hội hành
nghề có thể ngăn chặn những hành vi này thì Nhà
nước, tổ chức hiệp hội phải có biện pháp tác động
từ bên trong và cả bên ngoài.
Các biện pháp tác động từ bên trong là các biện
pháp làm khơi dậy ý thức đạo đức bản thân của
những người hoạt động trong lĩnh vực kinh tế nói
chung, lĩnh vực kế toán – kiểm toán nói riêng. Để
làm được điều này, yêu cầu đội ngũ kế toán viên,
kiểm toán viên tham gia chương trình thực hành
đạo đức nghề nghiệp như một chương trình bắt
buộc để được cấp bằng hoặc cấp chứng chỉ hành
nghề. Khóa học này phải đảm bảo thời gian tự
nghiên cứu nhất định. Kết thúc chương trình thực
hành, họ được tham gia một bài kiểm tra cuối khóa
với điều kiện thi nghiêm ngặt. Điều này sẽ giúp
bản thân những người tham gia thi và đạt được
điều kiện đạo đức nghề nghiệp.
Các biện pháp tác động từ bên ngoài là các biện
pháp tác động biểu dương cá nhân tổ chức đạt
tiêu chí minh bạch, trung thực và không gây sai
lệch thông tin tài chính trước và sau kiểm toán,
thanh tra kiểm tra. Bên cạnh đó là các biện pháp
xử phạt các cá nhân tổ chức gây sai phạm, sai lệch
thông tin tài chính trước và sau kiểm toán, thanh
tra kiểm tra.
Tài liệu tham khảo:
1. Bộ Tài chính, Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán – kiểm toán (2015),
Hà Nội (Ban hành kèm theo Thông tư số 70/2015/TT-BTC ngày 08/5/2015
của Bộ Tài chính);
2. Tổng cục Thống Kê, Bản tin cập nhật thông tin thị trường lao động Việt Nam
3. The Association of Certified Fraud Examiners (2014), Report to the nation
occupation fraud and abuse;
4. The Association of Certified Fraud Examiners (2016), Report to the nation
occupation fraud and abuse.
1...,51,52,53,54,55,56,57,58,59,60 62,63,64,65,66,67,68,69,70,71,...148
Powered by FlippingBook