TÀI CHÍNH -
Tháng 03/2018
111
hệ chặt chẽ với nhau. Với Eigenvalues = 1,130> 1,
kết quả xoay nhân tố dữ liệu trích thành 7 nhân tố.
Phương sai trích = 63,058% chứng tỏ 7 nhân tố này
giải thích được 63,058% biến thiên của dữ liệu. Tuy
nhiên, biến quan sát NT4, GK5 có hệ số tải < 0,5 nên
bị loại để phân tích EFA lần 2.
Hệ số tải yếu tố của mỗi biến quan sát thể hiện
các yếu tố đều > 0,5, nên các biến quan sát đạt yêu
cầu và không có biến quan sát nào bị loại.
Kết quả phân tích tương quan giữa các biến độc
lập và biến phụ thuộc đều thể hiện sự tương quan
với hệ số tương quan cao và mức ý nghĩa đảm bảo.
Điều này cho thấy, các biến độc lập có sự tương
quan tốt với biến phụ thuộc, đây là điều kiện cần
thiết để sử dụng biến độc lập và biến phụ thuộc
trong việc phân tích hồi quy.
Kiểm định sự phù hợp của mô hình tổng thể
Hệ số xác định R2 = 0,645 và R2 hiệu chỉnh R2adj
= 0,636 nhỏ hơn R2 và thể hiện rằng 7 biến độc lập
giải thích được 63,6% sự biến thiên của biến phụ
thuộc chia sẻ tri thức của nhân viên tại BIDV - Chi
nhánh Bình Dương. Điều này chứng tỏ 7 biến độc
lập này có mối quan hệ chặt chẽ với biến phụ thuộc
Hành vi chia sẻ tri thức và có thể sử dụng để phân
tích hồi quy của 7 biến độc lập đến hành vi chia sẻ
tri thức (Bảng 2).
Bảng 2: Hệ số tương quan của mô hình hồi quy
Model
R R Square Adjusted R Square Durbin-Watson
1
.803a 0,645
0,636
2,000
Nguồn: Tính toán của nhóm tác giả
Trong phân tích ANOVA, giá trị Sig = 0,000 < 0,05
như vậy việc phân tích ANOVA đã đảm bảo được
mức ý nghĩa thống kê, từ đó cho thấy, mô hình hồi
quy phù hợp về mặt tổng thể. Nếu kết luận 7 biến
độc lập này ảnh hưởng đến hành vi chia sẻ tri thức
thì đảm bảo được độ tin cậy trên 95%.
Kiểm định tự tương quan: Dò tìm vi phạm giả
định tính độc lập của phần dư thông qua đại lượng
thống kê Durbin-Watson (d). Đại lượng d này có
giá trị biến thiên từ 0 đến 4. Với dữ liệu thống kê
ta có hệ số Durbin-Watson trong phân tích bằng 2,
đáp ứng yêu cầu 0<Durbin-Watson<4 cho thấy rằng,
không xảy ra hiện tượng tự tương quan giữa các
phần dư.
Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến: Hệ số VIF
trong phép phân tích của mỗi yếu tố đều nhỏ hơn
10 (NT: 1,546 ; KT: 1,863 ; LVN: 1,850 ; DN: 1,693 ;
QL: 1,883; CN: 1,558; GK:1,873) cho thấy, hiện tượng
đa cộng tuyến giữa các biến độc lập trong mô hình
không bị vi phạm.
Phương trình hồi quy đã chuẩn hóa
Chia sẻ tri thức = 0,366* Làm việc nhóm + 0,168*
Gắn kết +0,122* Niềm tin + 0,115* Hệ thống khen
thưởng + 0,114* Hệ thống công nghệ thông tin +
0,110* Giao tiếp với đồng nghiệp + 0,105* Sự quan
tâm của quản lý cấp cao.
Kết luận và kiến nghị
Kết quả nghiên cứu cho thấy, các yếu tố ảnh
hưởng đến hành vi chia sẻ tri thức của nhân viên
BIDV Bình Dương gồm: Làm việc nhóm; Gắn kết;
Niềm tin; Hệ thống khen thưởng; Hệ thống công
nghệ thông tin; Giao tiếp với đồng nghiệp; Sự quan
tâm của quản lý cấp cao. Từ đó, nhóm tác giả đưa
ra kiến nghị sau:
Yếu tố làm việc nhóm
Lãnh đạo BIDV Bình Dương cần đẩy mạnh làm
việc nhóm ở những bộ phận dự án phát triển sản
phẩm mới, dự án về cấp tín dụng của ngân hàng.
Những chức danh phó bộ phận về tín dụng và giao
dịch viên, nhân viên làm việc ở bộ phận tín dụng,
giao dịch viên, bộ phận phát triển sản phẩm mới,
cần được đào tạo về kỹ năng làm việc nhóm, quản
lý nhóm, BIDV Bình Dương nên giao chỉ tiêu kinh
doanh cho từng nhân viên, bộ phận, phòng ban, chi
nhánh để mỗi nhân viên của từng bộ phận, phòng
ban, chi nhánh luôn phải hợp tác cùng nhau chia sẻ
kinh nghiệm, chuyên môn, nghiệp vụ cho nhau để
cùng nhau làm việc hiệu quả hơn và cuối cùng là
đạt chỉ tiêu kế hoạch công việc được giao.
Yếu tố sự gắn kết
Để tăng sự gắn kết giữa nhân viên và ngân
hàng nhằm thúc đẩy hành vi chia sẻ tri thức
của nhân viên, lãnh đạo BIDV nên tăng cường
xây dựng chính sách khen thưởng hàng tháng,
quý và cuối năm cho nhân viên có doanh số cao
trong việc huy động vốn, cấp tín dụng, phát triển
sản phẩm về thẻ tín dụng, thẻ ATM, nhân viên
kiểm soát rủi ro và thu hồi nợ hiệu quả... Cần có
Kết quả nghiên cứu cho thấy, các yếu tố ảnh
hưởng đến hành vi chia sẻ tri thức của nhân
viên BIDV Bình Dương gồm: Làm việc nhóm;
Gắn kết; Niềm tin; Hệ thống khen thưởng; Hệ
thống công nghệ thông tin; Giao tiếp với đồng
nghiệp; Sự quan tâm của quản lý cấp cao.