TCTC (2018) ky 2 thang 3 (e-paper) - page 109

110
KINH TẾ - TÀI CHÍNH ĐỊA PHƯƠNG
quyết định trùng lặp và giải quyết vấn đề sẽ nhanh
hơn. Các hoạt động chia sẻ tri thức hiệu quả sẽ giúp
tái sử dụng tri thức của từng cá nhân và nâng cao tri
thức lên một tấm cao mới.
Von Krough, Ichijo và Nonaka (2000) cho rằng,
chia sẻ tri thức còn quan trọng trong việc tạo ra các
tri thức mới và tận dụng chúng để cải thiện hiệu
suất của doanh nghiệp. Chia sẻ tri thức là một
phương tiện quan trọng mà qua đó nhân viên có
thể đóng góp vào việc ứng dụng tri thức, đổi mới và
cuối cùng là lợi thế cạnh tranh của công ty (Jackson,
Chuang, Harden, Jiang và Joseph, 2006).
Dựa vào các cơ sở lý thuyết trên, tác giả đề xuất
mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hành
vi chia sẻ tri thức của nhân viên tại BIDV như Hình.
Phương pháp nghiên cứu
Nhóm tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu
định tính và nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu
định tính nhằm khám phá các yếu tố ảnh hưởng đến
hành vi chia sẻ tri thức và hiệu chỉnh các thang đo
của các yếu tố trong mô hình nghiên cứu đã đề xuất.
Nghiên cứu định lượng được sử dụng để đo lường
mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến hành vi chia
sẻ tri thức của các nhân viên tại BIDV - Chi nhánh
Bình Dương. Cỡ mẫu để nghiên cứu dựa trên chọn
mẫu thuận tiện gồm 285 nhân viên đang làm việc tại
các chi nhánh của BIDV - Chi nhánh Bình Dương.
Tác giả sử dụng kỹ thuật xử lý và phân tích dữ liệu
bằng phần mềm SPSS 20.0.
Kết quả nghiên cứu
Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha
Để có thể sử dụng kết quả khảo sát trong các
đánh giá tiếp theo, tác giả phải kiểm định về mức
độ tin cậy của dữ liệu thông qua sử dụng kiểm định
bằng hệ số Cronbach’s Alpha. Thang đo chỉ đảm
bảo độ tin cậy khi hệ số Cronbach’s Alpha 0,6 hệ
số tương quan biến - tổng > 0,3.
Đánh giá độ tin cậy thang đo Niềm tin có hệ số
Cronbach’s Alpha = 0,812 >0,6. Biến quan sát NT4
có hệ số tương quan biến tổng = 0,194< 0,3 nên biến
quan sát này bị loại. Các biến quan sát còn lại đều
có hệ số tương quan biến tổng >0,3 và nếu loại bỏ
thì cũng không làm hệ số Cronbach’s Alpha tăng lên
nên được giữ lại.
Kết quả phân tích độ tin cậy thang đo Niềm tin
lần 2 có hệ số Cronbach’s Alpha = 0,875 > 0,6 các
biến quan sát đều có hệ số tương quan biến tổng >
0,3 và nếu loại bỏ cũng không làm hệ số Cronbach’s
Alpha tăng lên, nên thang đo đạt độ tin cậy và các
biến quan sát sau khi loại bỏ NT4 được giữ lại để
phân tích EFA tiếp theo.
Đánh giá độ tin cậy thang đo Sự gắn kết có hệ số
Cronbach’s Alpha = 0,738 > 0,6. Các biến quan sát
đều có hệ số tương quan biến tổng > 0,3 và nếu loại
bỏ thì cũng không làm hệ số Cronbach’s Alpha tăng
lên, nên thang đo đạt độ tin cậy và các biến quan sát
được giữ lại để phân tích EFA tiếp theo.
Kiểm định độ tin cậy thang đo Hành vi chia sẻ
tri thức (Bảng 1).
Như vậy, các thang đo của nghiên cứu đều đạt
độ tin cậy. Thang đo của các yếu tố sẽ được sử dụng
trong phân tích nhân tố tiếp theo để đo lường sự hội
tụ của thang đo.
Phân tích EFA các biến độc lập
Kết quả phân tích EFA các biến độc lập lần thứ
nhất có KMO = 0,901>0,6 cho thấy phân tích EFA
là phù hợp, Kiểm định Bartlett’s Test có hệ số Sig =
0,000 <0,5 chứng tỏ các biến quan sát có mối quan
Niềm tin
Làm việc nhóm
Hệ thống công nghệ
thông tin
Hệ thống khen
thưởng
Sự gắn kết
Giao tiếp với
đồng nghiệp
Hành vi chia sẻ
tri thức
Sự quan tâm của quản
lý cấp cao
Hình 1: Mô hình nghiên cứu các yếu tố
ảnh hưởng đến hành vi chia sẻ tri thức của nhân viên
BIDV - Chi nhánh Bình Dương
Nguồn: Nghiên cứu của tác giả
Bảng 1: Kiểm định độ tin cậy thang đo
hành vi chia sẻ tri thức
Biến
Tương quan
biến tổng
Cronbach’s
Alpha nếu
loại biến
Cronbach’s
Alpha
Chia sẻ tri thức
CS1
0,533
0,852
0,859
CS2
0,627
0,839
CS3
0,587
0,845
CS4
0,593
0,846
CS5
0,722
0,825
CS6
0,696
0,829
CS7
0,649
0,836
Nguồn: Tính toán của nhóm tác giả
1...,99,100,101,102,103,104,105,106,107,108 110,111,112,113,114,115,116,117,118,119,...121
Powered by FlippingBook