TCTC (2018) ky 2 thang 3 (e-paper) - page 41

42
TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
hiệu quả của kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại
các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam.
H3: Hoạt động kiểm soát tín dụng tác động tích
cực đến hiệu quả của kiểm soát nội bộ hoạt động
tín dụng tại các ngân hàng thương mại cổ phần
Việt Nam.
H4: Thông tin và truyền thông tác động tích cực
đến hiệu quả của kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng
tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam.
H5: Hoạt động giám sát tín dụng tác động tích
cực đến hiệu quả của kiểm soát nội bộ hoạt động
tín dụng tại các ngân hàng thương mại cổ phần
Việt Nam.
Kết quả nghiên cứu và gợi ý chính sách
Từ Bảng 3 có thể nhận thấy:
Một là,
hoạt động giám sát tín dụng: Đây là yếu
tố tác động tích cực và mạnh nhất đến 28,1% hiệu
quả của việc kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng
tại các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam
và có ý nghĩa thống kê tại mức 1%. Do đó, để các
ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam phát huy
hơn nữa vai trò của hoạt động giám sát trong việc
kiểm soát nội bộ cần đảm bảo tính minh bạch và
tăng cường sự giám sát của hội đồng quản trị, ngân
hàng cần phải tách bạch giữa chức năng giám sát
của hội đồng quản trị, với chức năng điều hành
kinh doanh của ban điều hành. Ngoài ra, để hoàn
thiện giám sát tín dụng đạt chất lượng, theo tác giả
các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam cần
thực hiện các giải pháp sau:
- Tăng cường tính chủ động trong việc trao đổi
trực tiếp với cấp lãnh đạo về chỉ tiêu tín dụng
được giao.
- Xử lý kịp thời các hành vi vi phạm trong hoạt
động tín dụng nhằm ngăn chặn kịp thời các rủi ro.
- Nâng cao chất lượng và số lượng bộ phận kiểm
toán, kiểm tra, kiểm soát nội bộ.
Hai là,
về thông tin và truyền thông: Đây là yếu
tố có tác động tích cực và giải thích được 28% hiệu
quả của việc kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng
tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam và
có ý nghĩa thống kê tại mức 1%. Vì vậy, để nâng cao
tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ hoạt động tín
dụng, cần đảm bảo mục tiêu hiệu quả hoạt động tín
dụng và mục tiêu tuân thủ. Do đó, theo tác giả, các
ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam cần hiện
đại hóa hệ thống công nghệ thông tin, phát triển hệ
thống quản lý nội bộ, nâng cấp hệ thống ngân hàng
lõi phù hợp với quy mô, mức độ phức tạp hoạt động
và yêu cầu quản trị, điều hành ngân hàng.
Mặt khác, hệ thống dữ liệu thông tin về hoạt
động tín dụng cần được cảnh báo kịp thời cho Ban
lãnh đạo khi mức độ rủi ro tín dụng tăng gần với
các giới hạn, hạn mức tín dụng để có biện pháp xử
lý kịp thời, đảm bảo không vượt quá các giới hạn
và hạn mức tín dụng. Bên cạnh đó, các ngân hàng
cần tạo điều kiện thuận lợi để mỗi thành viên có
thể dễ dàng truy cập hệ thống theo phân quyền.
Ba là,
về môi trường đánh giá: Đây là yếu tố có
tác động tích cực và giải thích được 17,4% hiệu
quả của việc kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng
tại các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt
Nam và có ý nghĩa thống kê tại mức 1%. Thống
kê tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt
Nam, môi trường kiểm soát là nền tảng cho việc
xây dựng các thành phần còn lại của kiểm soát
nội bộ hoạt động tín dụng. Trong đó, môi trường
đánh giá là yếu tố quan trọng làm cơ sở cho việc
xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động tín
dụng đầy đủ, hiệu quả; Phối hợp và phân định
trách nhiệm của các bộ phận liên quan, giảm thiểu
sai sót mang tính đạo đức nghề nghiệp. Do đó,
việc nâng cao mức độ tuân thủ các quy chuẩn
được thiết lập trong bản quy tắc ứng xử/quy tắc
đạo đức và mức độ xử lý các hành vi vi phạm quy
chuẩn cần phải được thiết lập.
- Đánh giá rủi ro tín dụng: Đây là yếu tố có tác
Theo Báo cáo về chống gian lận khi lập báo
cáo tài chính của Ủy ban thuộc Hội đồng
quốc gia Hoa Kỳ, kiểm soát nội bộ là quá
trình chịu sự ảnh hưởng của Hội đồng Quản
trị, Ban lãnh đạo và các nhân viên của đơn
vị, được thiết lập nhằm cung cấp sự bảo đảm
hợp lý cho việc đạt được các mục tiêu liên
quan đến hoạt động, báo cáo và tuân thủ.
Bảng 2: 7 khía cạnh chính mà COSO 2013 đã điều chỉnh
STT
Thay đổi
1
Tiếp cận theo hướng mong đợi vào việc quản trị công
ty ở tầm vĩ mô.
2
Hướng đến sự toàn cầu hóa của thị trường và hoạt
động kinh doanh mở rộng.
3
Sự thay đổi trong mô hình kinh doanh ph hợp với biến
động của thế giới.
4
Đáp ứng nhu cầu, mức độ phức tạp, quy định và các
chuẩn mực.
5
Tăng các chiến lược cạnh tranh và trách nhiệm giải trình
trước xã hội.
6
Sử dụng sự phát triển của công nghệ hiện đại.
7
Ngăn ng a hoặc giảm đi hoặc phát hiện gian lận trong
doanh nghiệp.
Nguồn: COSO Organization 2013
1...,31,32,33,34,35,36,37,38,39,40 42,43,44,45,46,47,48,49,50,51,...121
Powered by FlippingBook