TÀI CHÍNH -
Tháng 4/2016
83
nghĩa răn đe.
Bốn là,
tích cực hợp tác quốc tế. Chúng ta
nên cần tranh thủ hợp tác quốc tế để khai thác
hiệu quả hỗ trợ kỹ thuật quốc tế cũng như kinh
nghiệm, chuyên gia giỏi phòng chống trục lợi
bảo hiểm nhanh chóng hiệu quả. Chúng ta cần
tranh thủ hợp tác với Hiệp hội các nhà giám
sát bảo hiểm quốc tế (IAIS) cũng như Hội đồng
Bảo hiểm ASEAN (AIC) để có thể nhận được sự
hỗ trợ về kỹ thuật từ các chuyên gia về phòng
chống trục lợi bảo hiểm cho Cục Quản lý, giám
sát bảo hiểm.
Năm là,
đẩy mạnh tuyên truyền về phòng
chống trục lợi bảo hiểm. Thay đổi nhận thức của
xã hội về hành vi trục lợi là biện pháp lâu dài
nhưng lại là biện pháp giải quyết triệt để tận gốc
vấn đề trục lợi. Chúng ta nên tham khảo kinh
nghiệm từ Mỹ, Nhật Bản trong việc đẩy mạnh
công tác tuyên truyền cho toàn xã hội nhận thức
rõ trục lợi bảo hiểm là hành vi gian lận. Đặc biệt
có hình thức khen thưởng cao đối với các cá nhân
tố cáo đúng về các đối tượng trục lợi.
Như vậy, trục lợi bảo hiểm là hành vi gian lận
tài chính ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển
của thị trường bảo hiểm Việt Nam. Nhiều nước
trên thế giới đã có những thành công nhất định
trong đấu tranh hạn chế trục lợi bảo hiểm. Chúng
ta hoàn toàn có thể tham khảo kinh nghiệm thành
công từ những nước đi trước để có những giải
pháp hạn chế trục lợi bảo hiểm hiệu quả và phù
hợp hơn cho Việt Nam.
Tài liệu tham khảo:
1. Bộ Tài chính (2015), Thị trường bảo hiểm Việt Nam năm 2014, NXB
Tài chính;
2. Bộ Tài chính (2015), Báo cáo thực trạng vi phạm pháp luật về kinh
doanh bảo hiểm và đề xuất hình sự hóa hành vi vi phạm trong lĩnh
vực kinh doanh bảo hiểm (kèm theo Công văn số 19149/BTC-PC ngày
30/12/2014);
3. Bộ Tài chính (2004), Thông tư 31/2004/TT-BTC ngày 12/4/2004
hướng dẫn thực hiện Nghị định số 118/2003/NĐ-CP ngày 13/10/2003
của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
kinh doanh bảo hiểm;
4. Dexter Morse & Lynne Skajaa (2004), Tackling Insurance Fraud: Law
and Practice, Informa, London-Singapore;
5. Insurance Europe (2013), The impact of insurance fraud, http://
;
6. Insurance Information Institute (2016), Insurance Fraud, http://
;
7. National Fraud Authority (2013), Annual Fraud Indicator, https://
hiểm ở nước ta, thời gian tới cần áp dụng các
biện pháp sau:
Một là,
xây dựng cơ sở dữ liệu trục lợi bảo
hiểm. Việt Nam nên tham khảo mô hình của Mỹ,
các nước châu Âu và Nhật Bản về xây dựng cơ
sở dữ liệu về trục lợi. Cục Quản lý, Giám sát bảo
hiểm (Bộ Tài chính và Hiệp hội Bảo hiểm Việt
Nam) nên là đầu mối xây dựng, kết nối, quản
lý và khai thác cơ sở dữ liệu này. Hiệp hội Bảo
hiểm Việt Nam nên là đầu mối tập hợp thông tin
từ các DNBH Việt Nam về các đối tượng trục lợi,
các thủ đoạn trục lợi... Cục Quản lý, giám sát bảo
hiểm nên hỗ trợ, tham gia, quản lý, giám sát ngân
hàng dữ liệu này phục vụ cho công tác quản lý
nhà nước. Cơ sở dữ liệu này nên áp dụng các
công nghệ phân tích dữ liệu lớn hiện đại để có
thể quản lý và truy xuất thông tin nhanh chóng
hiệu quả.
Hai là,
thành lập các tổ chức phòng chống trục
lợi bảo hiểm. Chúng ta nên tham khảo mô hình
CAIF của Mỹ, mô hình Ủy ban chống trục lợi
của Hiệp hội Bảo hiểm của Anh (ABI) và Hiệp
hội Bảo hiểm Nhật Bản (GIAJ). Chúng ta cũng có
thể nghiên cứu xây dựng một bộ phận phụ trách
phòng chống trục lợi tài chính bao gồm cả phòng
chống tội phạm liên quan đến trục lợi trong lĩnh
vực tài chính - bảo hiểm. Bộ phận này nên chịu
sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Tài chính
và có sự phối hợp và hỗ trợ nhanh chóng hiệu
quả với các cơ quan chức năng khác như công
An. Bộ phận này cần được xây dựng và điều
hành một cách có hệ thống từ Trung ương tới
từng địa phương.
Ba là,
không ngừng hoàn thiện hệ thống quy
định pháp lý, hệ thống tòa án các cấp hỗ trợ đấu
tranh chống trục lợi bảo hiểm. Chúng ta nên
tham khảo mô hình hệ thống pháp lý của Mỹ
và Anh về quy định xác định tội danh, quy định
chế tài và xét xử các vụ án liên quan đến trục lợi
bảo hiểm. Chúng ta cần quy định cụ thể rõ ràng
hơn trong Luật Kinh doanh bảo hiểm cũng như
các văn bản dưới luật liên quan về quy định tội
danh trục lợi cũng như mức chế tài nặng có ý
Nên tham khảo kinh nghiệm từ Mỹ, Nhật Bản
trong việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền
cho toàn xã hội nhận thức rõ trục lợi bảo
hiểm là hành vi gian lận, đặc biệt ,có hình
thức khen thưởng cao đối với các cá nhân tố
cáo đúng về các đối tượng trục lợi.