TÀI CHÍNH -
Tháng 4/2016
85
bình của ASEAN, tuy nhiên từ 2008 trở lại đây, mức
độ phụ thuộc có xu hướng đi lên. Đặc biệt, Việt Nam
hầu như không điều chỉnh được nhiều về chỉ số phụ
thuộc xuất khẩu trước những rủi ro địa chính trị khu
vực đang xảy ra, khác với Philippines vốn cũng đang
có những tranh chấp trên Biển Đông với Trung Quốc.
Phương án ứng phó với tác động hai chiều
của kinh tếTrung Quốc
Nhằm ứng phó với tác động của việc phá giá đồng
Nhân dân tệ và diễn biến suy giảm tăng trưởng của
Trung Quốc, giới chuyên gia đề xuất Việt Nam cần
sớm có những định hướng và triển khai mạnh mẽ các
giải pháp để đa dạng hóa thị trường hàng hóa xuất
khẩu cũng như nhập khẩu, giảm sự phụ thuộc vào thị
trường Trung Quốc (hiện vẫn đang chiếm tới 20% tổng
kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam).
Đồng thời, bám sát diễn biến tình hình thương mại
song phương giữa Việt Nam – Trung Quốc, đánh giá
cụ thể về cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu để xem xét
việc hạn chế nhập khẩu một số mặt hàng không thực
sự thiết yếu từ thị trường Trung Quốc trong trường
hợp tình hình nhập siêu có xu hướng nới rộng. Trước
mắt là phải điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, hiệu
quả, kết hợp với chính sách tài khóa, góp phần ổn định
kinh tế vĩ mô, đảm bảo ổn định thị trường ngoại hối,
tỷ giá, thúc đẩy xuất khẩu. Tiếp theo, thực hiện các giải
pháp cải thiệnmôi trường đầu tư kinh doanh, thúc đẩy
xuất khẩu, kiểm soát nhập siêu, hình thành các trung
tâm cung ứng nguyên phụ liệu là đầu mối cung ứng
cho các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu như:
dệt may, da giày, cơ khí… Quan trọng là phải tìm một
hướng đi mới để dần từng bước thoát khỏi sự lệ thuộc
vào Trung Quốc.
Về dài hạn, Chính phủ nên chỉ đạo các cơ quan,
ban ngành liên quan đẩy nhanh thực hiện chuyển đổi
mô hình tăng trưởng kinh tế từ chiều rộng sang chiều
sâu, hướng đến tăng trưởng bền vững. Đặc biệt là nâng
cao khả năng chống đỡ trước những biến động từ bên
ngoài với các yếu tố như: Chính sách tỷ giá của Ngân
hàng Trung ương Trung Quốc, triển vọng của kinh tế
Trung Quốc và khu vực các nước mới nổi…
Nhiều đánh giá cũng cho thấy, kinh tế Việt Nam
hiện nay phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc, thể hiện
qua con số nhập siêu không ngừng tăng qua các năm,
từ khoảng 200 triệu USD năm 2001 lên đến 28,9 tỷ USD
vào năm 2014, tăng 144 lần. Hàng hóa nhập khẩu từ
Trung Quốc trực tiếp phục vụ cho hoạt động sản xuất
hàng ngày của các doanh nghiệp, chỉ 20% là hàng tiêu
dùng. Điều này, về lâu dài, sẽ làm suy giảm năng suất
của Việt Nam, dẫn đến suy giảm tăng trưởng kinh tế
trong dài hạn.
Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, khi kinh tế Trung
Quốc suy giảm sẽ khiến cho các nhà đầu tư từ nước
ngoài đánh giá lại cơ hội đầu tư và chuyển hướng
sang các thị trường có tiềm năng tăng trưởng hơn,
trong đó có Việt Nam. Dòng vốn đầu tư nước ngoài
đã vào Trung Quốc cũng có thể sẽ dịch chuyển sang
Việt Nam để tận dụng tiềm năng tăng trưởng cao,
giá nhân công rẻ hơn và nhiều cơ hội đang mở ra
(Việt Nam chuẩn bị thực thi cam kết Hiệp định Đối
tác xuyên Thái Bình Dương). Đánh giá khách quan
của nhiều chuyên gia cũng cho thấy rằng, với vị trí
địa lý thuận lợi và chính trị ổn định, chắc chắn Việt
Nam sẽ có sức cạnh tranh hơn so với các nước khác
trong khu vực khi đón nhận dòng vốn dịch chuyển
này. Trong thực tế, nhiều tập đoàn, nhiều hãng sản
xuất lớn và cả các công ty nước ngoài nổi tiếng đã
có dự định chuyển hướng đầu tư nhiều thương vụ
lớn vào Việt Nam trong đầu năm 2016 như: Hãng
bia Singha Asia của Thái Lan, 7- Eleven Nhật Bản,
Hàn Quốc…
Nghiên cứu tác động hai chiều tới nền kinh tế Việt
Nam, giới chuyên gia đã đưa ra hai kịch bản trong
năm 2016:
Kịch bản 1,
kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm
lại nhưng vẫn trong tầm kiểm soát, Nhân dân tệ giảm
giá tối đa 5% so với USD. Khi đó, tăng trưởng của Việt
Nam đạt 6,8%, lạm phát 2,5 - 3%, nhập siêu dự kiến
khoảng 6 tỷ USD. Thị trường ngoại hối có thể diễn biến
khá ổn định, tỷ giá USD/VND tăng thêm khoảng 4%,
dao động trong khoảng 22.500 - 23.400 đồng/USD.
Kịch bản 2,
kinh tế Trung Quốc suy giảm nhanh,
Nhân dân tệ giảm giá nhanh tới 7 - 8% so với USD.
Khi đó, tăng trưởng của Việt Nam chỉ còn 6,5%, lạm
phát rất thấp 1 - 1,5%. Nhập siêu nới rộng, đặc biệt là
từ Trung Quốc, có thể lên đến 8 - 9 tỷ USD. Xuất khẩu
gặp khó khăn, hàng hóa xuất khẩu sang Trung Quốc
chịu tình trạng ép giá. Thị trường ngoại hối sẽ thường
xuyên diễn biến căng thẳng, tỷ giá USD/VND có thể
tăng mạnh khoảng 6%.
Mô hình tính toán của Viện Nghiên cứu và Quản
lý Kinh tế Trung ương cũng cho thấy, Việt Nam phụ
thuộc vào thị trường Trung Quốc thấp hơn mức trung
Trong quan hệ thương mại với Trung Quốc,
Việt Nam luôn nhập siêu với mức độ ngày
càng lớn. Tính chung cả giai đoạn 2005 -
2014, nhập siêu của Việt Nam từ Trung Quốc
đã tăng hơn 10 lần, từ mức 2,8 tỷ USD năm
2005 lên mức gần 29 tỷ USD năm 2014 và
năm 2015 khoảng 35 tỷ USD.